dongcong.net
 
   
 
 
 
 

 

 
Một Thoáng Suy Tư
 
 
Tầm Xuân phụ trách
 
<<<    

73-CÁC PHONG TRÀO ĐƯỢC GỌI LÀ ‘RƯỢU MỚI” CỦA HỘI THÁNH

Ngày (mai) 15.07.2009, sẽ có cuộc kinh lý, qua đó Giáo Hội xem xét kỹ lưỡng lịch sử và sự phát triển về mọi mặt của Đạo Binh Chúa Kitô, một trong hai phong trào mới nỗi bật và lớn mạnh nhất trong các phong trào thuộc Giáo Hội [phong trào kia là Con Đường Tân Dự Tòng]. Không ai phủ nhận sự đúng đắn và nghiêm túc trong các quy tắc luật lệ và đường hướng của Đạo Binh Chúa Kitô. Không ai không nhìn thấy sự phát triển của phong trào nầy và những lợi ích đem đến cho Giáo Hội trong nhiều lãnh vực, nhất là trong công việc truyền giáo năng động và hữu hiệu. Vì thế ai cũng hiểu được nỗi đau và lo âu của các thành viên Đạo Binh Chúa Kitô, trước quyết định ‘thanh tra’ của Giáo Hội. Họ hiểu được Đức Thánh Cha, Giáo Triều cũng đau khổ không kém gì họ. Nhưng không thể khác được. Và nếu khi có một quyết định hoàn toàn bất lợi, thì họ cũng phải chuẩn bị tinh thần - sự vâng phục và lòng khiêm nhường - để chấp nhận. Trong ý tưởng đó, hiệp thông và cầu nguyện cùng toàn Giáo Hội, BTGH xin kính gửi tóm lược bài nói chuyện của giáo sư Luis Navarro sau đây:

Một giáo sư ở một Đại học Opus Dei ở Roma, khẳng định :
Các phong trào trẻ thuộc Giáo Hội là ‘rượu mới” cho Hội Thánh và vẫn còn giờ để đặt chúng vào những “bầu da mới”.

Ông Luis Navarro nói về các phong trào thuộc giáo hội và giáo huấn Giáo Hội trong một bài nói chuyện tuần qua nhân dịp lễ khai mạc Năm hàn lâm ở Giáo Hoàng Học Viện Thánh Giá.

Đức Giám Mục Javier Echavarria, chưởng ấn Đại học nầy và là giáo phẩm của Opus Dei, tham dự sự kiện nầy.

Ông Navarro lưu ý rằng năm 1985, ĐHY Joseph Ratzinger [đương kim Giáo Hoàng hiển trị] đã nhắc tới các phong trào như là một “thế hệ mới trong Giáo Hội”. ĐHY nói có một cuộc đổi mới “yên tĩnh lặng lẽ, nhưng thực sự đang xảy ra”

Ông Navarro nói: ”Thật là sâu sắc và mang tính tiên tri, trong một thời điểm trong đó rất ít người có thể nghĩ đến, khi dùng một cụm từ mà Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II rất tâm đắc, về một Lễ Hiện Xuống mới cuối thế kỷ XX”, rằng một “mùa đông trong Giáo Hội” đã được đề cập đến.

Trong các thập niên tiếp theo – Ông nói tiếp – ĐHY Ratzinger “gần gũi, theo sát những nhóm nầy và qua suy tư thần học, cố tìm cách làm cho họ được hiểu và được yêu mến”.

Vị giáo sư trình bày giáo huấn Giáo hội của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI, liên quan đến các phong trào thuộc Giáo hội, chia bài diễn văn của Ông làm bốn phần : + Những nết đặc trưng giáo huấn của Đức Giáo Hoàng;      + vai trỏ của Chúa Thánh Linh trong các phong trào; + giá trị về mặt Gaío Hội của các phong trào và + quan hệ giữa các chủ chăn và các phong trào thuộc giáo hội.

KHÔNG BAO GIỜ LÀ DỄ DÀNG

Đối với điểm thứ nhất, Ông nhấn mạnh rằng những lời giảng dạy phổ biến hiện tại của Đức Giáo Hoàng là sự nối tiếp và triển khai  ý tưởng của Đức Gioan-Phaolô II, Ông Navarro cũng nhìn vào việc Đức Biển-Đức XVI nhận thức rõ “về những phản ứng tích cực và tiêu cực do những phong trào nầy mang đến, và nhất là việc chúng lồng ghép rất khó khăn vào trong các Giáo Hội địa phương và các giáo xứ”.

Ông nói thêm : Thực tế Đức Thánh Cha “không dấu diếm rằng những hình thức đời sống Kitô giáo mới nầy luôn không suôn sẻ trong những bước đầu và chẳng dễ dàng gì đề được hiểu biết cảm thông”

Đối với Chúa Thánh Linh và vai trò của Người trong các phong trào, Ông Navarro cho rằng “mối liên lạc nầy đặc biệt mật thiết”. Trong những dịp khác nhau, - Ông lưu ý - Đức Giáo Tông đã chỉ rõ rằng các phong trào là những quà tặng Chúa Thánh Linh ban cho và vì thế, đó không phải là một sáng kiến của hàng giáo phẩm hoặc của các tín hữu, mà là của Thiên Chúa.

Ông tiếp tục : Nguồn gốc đặc sủng nầy hàm ý sự cần thiết phải phục vụ Nhiệm Thể Chúa Kitô, đến nỗi “mỗi phong trào đều có lý do của nó ở trong cấu trúc xây dựng của Giáo Hội, bởi vì chính hình thức phong trào làm thành một phần của Giáo Hội. Nếu phong trào nầy không lồng ghép mình thích đáng vào trong Giáo Hội hoàn vũ và các Giáo Hội địa phương, thì chúng không phục vụ, chúng không xây dựng. Các phong trào nầy sống vì và trong sự hiệp nhất”.

VIỆC RAO GIẢNG TIN MỪNG HỮU HIỆU

Phát biểu về giá trị Giáo Hội tính của các phong trào nầy, Vị giáo sư nói nó có thật và đáng kể. Ông kể ra rất nhiều ơn gọi linh mục và đời sống tận hiến trưởng thành và phát triển bên trong những phong trào thuộc Giáo Hội nầy. Trong thế giới ‘tục hoá cao độ và duy [theo thuyết] tương đối mà chúng ta đang sống đây’, họ cấu thành’một dụng cụ rao giảng Tin Mừng được đặc ân trong mọi lãnh vực xã hội”

Trong bối cảnh nầy – ông Navarro nói - những mối liên hệ giữa các chủ chăn và các phong trào là một mục tiêu ‘không thể thiếu được’, nhất là vì ‘không có xung khắc giữa những khía cạnh cơ chế [giáo phận, giáo xứ. BTGH] và đặc sủng [dòng tu, phong trào. BTGH]  nầy của Giáo Hội’. Ông nói : Đức Giáo Hoàng đề nghị các mục tử nên có một ‘thái độ phụ tử sâu xa’, trong khi các phong trào phải ‘sẵn sàng để nhận thức sáng suốt’.

Liên quan đến các khiá cạnh Giáo luật của các phong trào nầy, Navarro khẳng định rằng trước hết, cần phải công nhận “quyền được sống đối với các thực tại mới nầy trong Giáo Hội”, theo những đặc sủng riêng của chúng. Ông nói : “Toàn thể Giáo Hội, các chủ chăn và số tín hữu còn lại, phải tôn trọng quyền nầy. Các giám đốc và các thành viên của các phong trào nầy có quyền và có bổn phận phải trung thành với đặc sủng riêng của họ”. Ông Navarro nói rằng các phong trào có “nghĩa vụ nặng nề là để cho người ta biết họ sống thế nào trong đời sống thường nhật. Đưa ra một cái nhìn không hoàn chỉnh, cũng đồng nghĩa với việc ngụy tạo căn tính của họ và ngăn trở thẩm quyền Giáo Hội có thể đưa ra một tuyên bố theo đúng sự thật về Giáo Hội tính của phong trào ấy”.

Ông nói : Việc Giáo Hội công nhận các phong trào, do vậy, ’không chỉ là một tiến trình thủ tục đơn thuần, vốn đòi hỏi các quy chế và tiêu chí phải được xét duyệt, mà đúng hơn đó là một sự kiện của Giáo Hội, qua đó một công bố được ban cho toàn bộ cộng đoàn Kitô giáo nầy rằng một tổ chức nào đó là thật sự ở trong Giáo Hội và cho Giáo Hội. Chính thực tại nầy được công nhận, chứ không phải là một tờ giấy”

Nhắc lại những lời nói của Chúa Giêsu : ‘Không ai đổ rượu mới vào bình da cũ, chẳng vậy bình sẽ vỡ, rượu chảy mất và bình da cũng bị hư. Nhưng người ta rót rượu mới vào bình da mới và cả hai sẽ được bảo tồn”, Vị giáo sư kết luận rằng “trong trường hợp nầy của các phong trào và giáo huấn liên quan của Đức giáo hoàng, chúng ta vẫn kịp đổ rượu mới vào bình da mới”.

Ông khẳng định: “Điều nầy sẽ có thể có được, nếu tất cả chúng ta để cho tâm trí và tâm hồn mở rộng với những qùa tặng nầy mà Chúa Thánh Linh ban cho Giáo Hội Người”.

Nguồn: Zenit, ngày 13.11.2008
BTGH chuyển ngữ và giới thiệu.

dongcong.net sưu tầm

 

<tiểu mục <trang nhà

 

 
     

Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ
1900 Grand Ave - Carthage, MO 64836
Phone: ( 417) 358-7787 Fax: (417) 358-9508
cmc@dongcong.net (văn phòng CD) - web@dongcong.net (webmaster)