dongcong.net
 
 

Suy Niệm và cầu nguyện

Chúa Nhật XXIV Thường Niên, năm B-2018

Lm. Jude Siciliano, OP

Isaia 50: 5-9a; Tvịnh 58; Giacôbê 2: 14-18;Máccô 8: 27-35

Trên đường đến Giê-ru-sa-lem Chúa Giêsu hỏi các môn đệ "Người ta nói Thầy là ai"?, các môn đệ trả lời với những lời người ta đang thường nói về Chúa Giêsu. Lời nói phổ biến là Chúa Giêsu như là Gioan Tẩy Giả, hay ngôn sứ Êlia, hay một trong các ngôn sứ lớn.

Thời nay, dân chúng có thể nói Chúa Giêsu là một trong những người vĩ đại thành lập các tôn giáo lớn, hay một người tốt lành lo lắng cho người nghèo và người bị bỏ rơi, hay một thầy dạy khôn ngoan như ông Môsê hay ông Gandhi. Người khác có thể nói Chúa Giêsu là một vị thủ lãhh muốn lật đổ những quyền lực chuyên đàn áp người dân. Nếu Chúa Giêsu hỏi câu đó với một người trong chúng ta hiện nay, người đó sẽ tìm trong Google. Và câu trả lời là: "Chúa Giêsu là một người ở thế kỷ thứ nhất đi truyền giảng và là lãnh đạo tôn giáo. Ngài là nhân vật trung tâm của Kitô Giáo".

Đúng thế, nhưng những câu trả lời của các môn đệ về câu hỏi "Người ta nói Thầy là ai"? thường người ta hay trả lời theo ý chung. Đó không phải là điều Chúa Giêsu muốn nghe. Ngài muốn một câu trả lời từ tâm ý của người nói và từ tâm lòng của người họ. Một câu trả lời đó có thể bao gòm lời cam kết của một người muốn theo Ngài và sống đường lối của Ngài. Thật ra thì Chúa Giêsu đang đi với các môn đệ trên đường đến Giê-ru-sa-lem là nơi Ngài biết trước Ngài sẽ chịu chết vì Ngái là ai và đang làm những việc gì. Bởi thế Ngài nói với các môn đệ đi theo Ngài nên tiền đến cái chết của Ngài rồi đến sự phục sinh của Ngài. Thử hỏi các môn đệ có sẵn sàng theo Ngài cho đến khi Ngài hy sinh mạng sống của Ngài không? Thử hỏi các ông có sẵn sàng chấp nhận sự hiến tế sẽ đến cho tất cả những ai chọn co đường theo Ngài không?

Ông Phêrô trả lời "Thầy là Đấng Kitô” nghĩa là Đấng Mesia. Câu trả lời đó đúng. Nhưng ý nghĩ của các môn đệ về Đấng Mesia như là một vị lãnh đạo toàn thắng, và không có vướng bận chút gì về sự đau khổ. Vì thế Chúa Giêsu bảo các ông là đừng nói cho ai biết cho đến khi các ông biết Đấng Mesia mà Ngài sẽ mặc khải cho các ông.

Chúng ta không nên khắc khe với các môn đệ. Thời nay những người có đức tin mà vẫn còn nghĩ là theo Chúa Giêsu là sẽ được dồi dào sức khỏe và đầy dẫy của cải. "Gia tài Lời Chúa" đó dạy là Thiên Chúa muốn cho chúng ta được dồi dào sức khỏe và đầy dẫy của cải. Đức tin thật sẽ thắng sự nghèo khó và đau đớn. Có đức tin và đóng góp tiền làm việc bác ái cho một số tổ chức của giáo hội và các việc họ làm là dấu chỉ của đức tin đó, và các người có đức tin đó sẽ được an toàn và giàu có. "Gia tài Lời Chúa" lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1950 ở Hoa Kỳ. Chính thế, phúc âm đó nói về sự dồi dào của nước Hoa Kỳ. Tuyên ngôn khẳng định chúng ta là "một đất nước có đức tin Kitô giáo" và bởi thế chúng ta được Thiên Chúa ban ơn phúc với quyền lực và giàu sang. Theo sự hướng dẫn này bạn sẽ nghĩ gì khi bạn là người nghèo khó hay bị bệnh nặng? Bạn có nghĩ đó là dấu chỉ là bạn chưa đủ đức tin phải không? Hay là bạn đã xúc phạm đến Thiên Chúa, nên Thiên Chúa phạt bạn chăng? Một lần nữa, chúng ta không nên xét đoán khắc khe với các môn đệ, vì các ông nghĩ Chúa Giêsu là Đấng Mesia khác với đức tin của chúng ta.

Chúa Giêsu còn phải dạy dỗ các môn đệ nhiều điều về Đấng Mesia là chính Ngài. Đến lúc này trong phúc âm Chúa Giêsu bảo các ông không nên nói với ai biết về Ngài . Trong phúc âm thánh Máccô điều này gọi là điều kín đáo. Hình như Chúa Giêsu không muốn Ngài là một người tai tiếng vì Ngài đã làm nhiều phép lạ. Đây là lúc còn sớm trong việc Chúa Giêsu dạy dỗ các môn đệ, và để cho các ông loan báo về Ngài là Đấng Mesia. Chắc các ông sẽ hiểu sai về điều Ngài dạy dỗ. Các ông sẽ không hiểu ý Chúa Giêsu nói gì khi Ngài bảo các ông hãy vác thập giá mình mà theo Ngài.

Có thể các môn đệ được giúp hiểu rõ hơn về Chúa Giêsu nếu các ông đã đọc bài đọc thứ nhất hôm nay. Đó là một trong 4 bài ca Về Người Tôi Tớ của ngôn sứ Isaia. Bài ca này nói về Chúa Giêsu là ai. Các Kitô hữu tiên khởi đọc ngôn sứ Isaia và gọi Chúa Giêsu là "Tôi Tớ". Họ thấy chính Chúa Giêsu là người "Tôi Tớ đau khổ của Thiên Chúa". Bởi thế, những người muốn theo Chúa Giêsu phải trở nên người tôi tớ như Ngài, sẵn sàng hy sinh mình cho kẻ khác. Bài đọc thứ hai hôm nay là trích từ thơ thánh Giacôbê. Trong bài đó thánh Giacôbê nói rõ vác thập giá và theo Chúa Giêsu một cách cụ thể. Chúng ta không thể chỉ tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu nếu chúng ta không hành động theo đức tin, Và như thế hành động của chúng ta không có ý nghĩa gì, và không đủ để cứu rỗi chúng ta. "Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có lợi ích gì". Cũng như Thiên Chúa nhập thể làm người và mặc khải cho thế gian qua Chúa Giêsu, thì sự gần gũi của Thiên Chúa và tình yêu thương của Thiên Chúa được mặc khải qua sự nhập thể bởi lời nói và việc làm của tất cả các tín hữu.

Chúng ta trở về với câu hỏi của Chúa Giêsu "anh em nghĩ Thầy là ai"?. Chúa Giêsu không chỉ là gương mẫu dạy dỗ chúng ta sống thế nào theo thánh ý Thiên Chúa. Đời sống của Chúa Giêsu, sự chết và sự sống lại của Ngài và ơn Chúa Thánh Thần Ngài ban là nguồn gốc của những công việc tốt đẹp mà chúng ta làm vì danh Ngài. (Hôm nay thánh Giacôbê nói về các việc tốt cần làm ấy rõ hơn. Chúng ta sẽ nghe chi tiết hơn nữa trong Chúa Nhật tuần sau).

"Anh em bảo Thầy là ai?" là câu hỏi chúng ta không phải trả lời chỉ trong một lúc nào đó trong đời sống chúng ta. Trong khi chúng ta sống, suốt đời chúng ta, câu hỏi đó sẽ thay đổi tùy theo hoàn cảnh của cuộc sống và sự trưởng thành của đức tin của chúng ta. Hôm nay chúng ta lại có dịp tự hỏi: Chúa Giêsu là ai bây giờ và ý nghĩa và vai trò của Chúa Giêsu trong đời sống của chúng ta hiện nay như thế nào? Có thể đây là lúc chúng ta cần nghĩ đến câu hỏi của Chúa Giêsu trong suốt tuần này.

Chúng ta sẽ nghĩ đến câu hỏi của Chúa Giêsu trong kinh nguyện, và trong lúc suy ngẫm. Tôi đang ở đâu trong không gian sống của tôi, và điều gì đang xãy ra vậy? Chúa Giêsu là trung tâm hướng dẫn sự suy nghĩ và hành vi của tôi như thế nào? Rồi trong tuần, nhiệm vụ của tôi làm môn đệ của Chúa Giêsu ra như thế nào? Mỗi ngày tôi phải vác thập giá tôi mà theo Chúa Giêsu như thế nào? Hay, nói tóm lại, như đời sống của tôi đang diễn ra trong những ngày này "Chúa Giêsu sẽ làm gì"?.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


24th SUNDAY (B)
Isaiah 50: 5-9a; Psalm 59; James 2: 14-18; Mark 8: 27-35

On the road to Jerusalem Jesus asks his disciples a general question, "Who do people say that I am?" The disciples respond with what people were saying about him. The popular notion was that Jesus was someone like John the Baptist, Elijah, or one of the great prophets.

People today might say Jesus was one of the great founders of a world religion; a good man who cared for the poor and outsider; a wise teacher like Moses and Gandhi. Others that he was a radical who wanted to overthrow the oppressive forces over his people. If asked that question a modern probably would go to Google. There one reads that Jesus was, "a first century preacher and religious leader. He is the central figure of Christianity."

True enough, but those responses are like the disciples’ response to Jesus’ first question, "Who do people say that I am?" Popular opinion is one thing. That’s not what Jesus was looking for. He wanted a more personal response, one that would not only come from the mind, but also from the heart – an answer that would include total commitment to him and his ways. After all, Jesus was leading his disciples to Jerusalem where he was anticipating he would be put to death for who he was and what he was doing. So, he asks the disciples to follow him all the way to his death – and then to his resurrection. Will they be willing to stay with him as he gives up his life? Willing to accept the suffering and sacrifice that will come to any who choose to follow him?

Peter’s answer, "You are the Christ," that is, the Messiah. It is the right answer. But their notion of a Messiah was a victorious ruler. It certainly did not include any notion of suffering. So, Jesus tells them not to tell anyone until they learn what kind of Messiah he will reveal himself to be.

We can’t be too hard on the disciples. There are believers today who still have a notion that following him will bring health and wealth. This "prosperity gospel," teaches that God wants financial success and well-being for us. Faith can overpower the curses of sickness and poverty Having faith – and sending donations to certain religious organizations and their ministers as signs of that faith – will yield security and prosperity for the believer. The "prosperity gospel" first emerged in the 1950's in the United States. Of course it would, it’s teaching affirmed our fundamental belief about our country. We are a "Christian country" and therefore blessed by God with wealth and power. In the light of this teaching what would you think if you were poor, or afflicted with a serious disease? Would you take it as a sign you didn’t have enough faith? Or, that you offended God and so God is punishing you? Again – we can’t be too hard on the disciples because their notion of Jesus as Messiah might not be so very different from our belief and practice.

Jesus had more to teach and show his disciples about what kind of Messiah he was. At this turning point in the gospel he, "warned them not to tell anyone about him." This call to secrecy appears in Mark’s gospel. It seems Jesus did not want to become a celebrity known only for his miraculous powers. It was too early in the formation of his disciples to have them spread word of his messiahship. They would have gotten the message all wrong. They would have missed what Jesus meant when he invited us to "take up your cross and follow me."

Perhaps the disciples would have been helped in their understanding of Jesus if they had reflected on our first reading. It’s one of the four Servant Songs in Isaiah and supports what Jesus says about himself. Early Christians drew on Isaiah and gave Jesus the title "servant." They saw that Isaiah’s "suffering servant of God" was realized in Jesus. So, those who wish to follow Jesus must be the kind of servant Jesus was, willing to deny self for others. Our second reading from the Letter of St. James spells out what taking up the cross and following Jesus means in concrete ways. We cannot just declare our faith in Jesus. If we don’t put faith into actions it means nothing and is not enough to save us. "What good is it, my brothers and sisters, if someone says they have faith, but do not have works?" Just as God became flesh and was revealed to the world in Jesus, so God’s proximity and love is revealed in the flesh through the words and deeds of all believers.

We return to Jesus’ question to his disciples, now put to us: "Who do you say that I am?" Jesus is not only the model who teaches us how to live our lives in accord with God’s will. His life, death and resurrection and his gift of his Spirit, is the very source of the good works we do in his name. (James has spelled out just some of these good works for us today. We will hear more from him next Sunday.")

"Who who do you say I am?" Is not a question we have to answer just once at a certain period of our lives. As we pass through various stages our response will vary, depending upon life’s circumstances and our own maturity and faith. Today we are again asked: Who is Jesus for us now and what is the meaning of Jesus for our lives? It might be timely for us to take Jesus’ question with us through this week.

We could take the question to prayer and silent reflection. Where am I in my life and what’s going on now? How has Jesus been the center and guide for my thinking and acting? Then, as the week progresses: what are my responsibilities as his disciple? How am I being asked each day to take up the cross and follow him? Or, to summarize in a familiar dictum – as life presents itself to me these days – "What would Jesus do?"

 

Còn Anh Em, Anh Em bảo Thầy là ai ?
CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN – B

Isaia. 50: 5-9a; Tv 59; Giacôbê 2: 14-18; Máccô 8: 27-35

Thắc mắc về thân phận của Đức Giêsu đã được nhắc đến trước đó trong Tin mừng theo thánh Máccô. Đức Giêsu đã gợi lên bao hào hứng, tò mò thắc mắc và chống đối khi Người rảo quanh Galilê để rao giảng và chữa lành. Trong chương 6, người ta đã tranh luận về việc Đức Giêsu là ai và họ đã thốt lên: “Đó là ông Gioan Tẩy Giả từ cõi chết trỗi dậy,… là ông Êlia… một ngôn sứ" (Mc 6,14-15). Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu hỏi: “Người ta bảo Thầy là ai?” Và các môn đệ lặp lại ý kiến đó: “Gioan Tẩy Giả, Êlia…. một trong các ngôn sứ”.

Đức Giêsu đặt câu hỏi về thân phận của Người và nghe lời xầm xì dấy lên từ việc chữa lành và giáo huấn của Người. Một cuộc thảo luận về thân phận Đức Giêsu hẳn sẽ là cuộc trò chuyện thú vị giữa những người đang quây quần trong bữa liên hoan ngoài trời với ly bia trên tay. Câu chuyện sẽ trở nên sôi nổi với những ý kiến trái ngược nhau. Có thể cả nửa trong đám thực khách cũng nóng hùng hực như cục than hồng. Nói về một chuyện như thế có thể khiến cho cuộc trò chuyện thêm thú vị và thậm chí còn gây lên sự tò mò, và ở khía cạnh nào đó còn mang tính học hỏi; có người lấy sách ra kiểm chứng, có người lên mạng tìm câu trả lời. Nói chung là tốt. Nhưng cần một chút gì đó riêng tư hơn.

Trong sự tiến triển của niềm tin, chúng ta cần lắng nghe và học hỏi từ những người khác, nhưng việc lập lại các công thức và ý niệm thôi thì chưa đủ. Đức Giêsu đòi chúng ta phải tận hiến cuộc đời này cho Người và đón nhận cuộc đời của Người như lối sống của chúng ta – dù cho có phải chịu đau khổ và tự hiến vì danh Người. Một người môn đệ phải liên lụy thiết thân với Đức Kitô và có khả năng nói lên niềm tin của mình khi bị thử thách. Dẫu cho không ai thắc mắc về niềm tin của chúng ta nơi Đức Giêsu, thì cũng sẽ có những khoảnh khắc quan trọng, vấn nạn đó sẽ được đặt ra cho chúng ta qua những biến cố trong cuộc đời.

Chúng ta sẽ nói gì và làm gì khi: công việc mang lại cho ta một khoản tiềm thêm nếu chúng ta chấp nhận thỏa hiệp; bệnh tật khiến chúng ta và gia đình mình bị xáo trộn; một người bạn chất vấn chúng ta về niềm tin; chúng ta phải đưa ra chọn lựa về ứng cử viên cho cuộc bầu cử; chúng ta cố gắng chuyển trao niềm tin của mình cho con cháu chúng ta; giáo xứ cần thêm người giúp về khoản phục vụ nhà cấp phát lương thực cho người nghèo,…? Trong những khoảnh khắc nhất định đó của đời mình, Đức Giêsu quay về phía chúng ta và hỏi, như Người hỏi các môn đệ xưa rằng: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Và rồi Người sẽ nói thêm, “Vậy thì anh em sẽ làm gì nào?”

Vào những giai đoạn khác nhau trong đời, chúng ta cũng bị chất vấn những câu như thế và chúng ta phải trả lời chứ không chỉ dùng lại công thức tuyên xưng đức tin hay câu trả lời mà chúng ta học được từ các lớp giáo lý khi còn là trẻ con, nhưng phải là câu trả lời từ một đức tin trưởng thành được nuôi dưỡng bởi các bí tích, bài đọc, các cơ hội học hỏi trong giáo xứ, qua cầu nguyện, suy tư Lời Chúa – cũng như những như những gì chúng ta học được từ nỗ lực nhằm trả lời cho những thiếu thốn của con người và thế giới quanh ta.

Các môn đệ mà Đức Giêsu đặt câu hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” đã có thời gian học từ Người và nhìn xem Người đối xử với những kẻ nghèo khó thiếu thốn chạy đến với Người ra sao. Các ông được “giáo dục” trong vai trò người môn đệ - chúng ta cũng vậy. Các ông phải học nhiều và sau này, trên đường sứ vụ, câu hỏi đó cứ được lặp lại mãi với các ông, “Anh em bảo Đức Giêsu là ai?” Sự đáp trả của các ông ngày càng tăng, trên hết vì các ông đã cảm nghiệm câu hỏi đó từ lần đầu tiên Đức Giêsu hỏi các ông. Sau này, sau cái chết và phục sinh của Người, các ông có thể trả lời xa hơn, như chúng ta đang học để tự mình trả lời: “Người là Đức Kitô phục sinh!”

Phêrô làm một cú nhảy vọt trong câu trả lời cho Đức Giêsu: “Thầy là Đấng Kitô” (hay “Đấng Mêssia”). Trong Tin mừng theo thánh Mátthêu, Đức Giêsu khen ngợi Phêrô: “Này anh Simôn con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết : anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (Mt 16,17-18). Nhưng thánh Máccô không giống như thánh Mátthêu, và ngài có mục đích riêng của ngài.

Trong Máccô, Đức Giêsu lệnh cho tất cả các môn đệ không được nói với ai về Người. Các môn đệ trong bài Tin mừng này vẫn khá khờ khạo. Ngay trong đoạn Tin mừng trước bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu đã khuyến cáo họ về “men Pharisêu và men Hêrôđê”. Men là mộ biểu tượng nói đến sự thổi phồng tính kiêu ngạo nhưng, dĩ nhiên, các ông lại hiểu rằng Đức Giêsu đang nói đến việc họ thiếu lương thực. Quý vị hiểu ý tôi không? Khờ khạo!

Các môn đệ, cả chúng ta cũng vậy, còn nhiều thứ phải học trên hành trình làm mộn đệ. Nhưng may cho chúng ta, Đức Giêsu không từ bỏ chúng ta, nhưng còn cho chúng ta thời gian – hết lần này đến lần khác. Vì Phêrô đã tuyên xưng Đức Giêsu là đấng Mêssia, và vì niềm mong đợi đấng mêssia đến mang theo nhiều thứ, như sự thống trị và giải phóng về mặt chính trị - Phêrô và các môn đệ còn phải học nhiều để biết Đức Giêsu là đấng Mêssia như thế nào. Vì thế, Đức Giêsu cảnh báo họ “đừng nói với ai về Người”.

Bài đọc I là “Bài Ca Người Tôi Trung” thứ ba trích từ sách ngôn sứ Isaia. Bài này có thể giúp cho các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi có được lời giải đáp cho câu hỏi của Đức Giêsu “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Khi trả lời, những tín hữu đầu tiên áp dụng hình ảnh người tôi trung của Isaia để giúp họ hiểu Đức Giêsu là ai và Người đã làm điều gì khác biệt trong cuộc đời họ.

Bài Ca Người Tôi Trung có thể được viết hướng đến lúc kết thúc thời gian lưu đày ở Babylon. Nó diễn tả niềm hy vọng rằng những người bị giam cầm sẽ được quyền năng của Thiên Chúa giải thoát. Đó là điều Thiên Chúa đã làm bằng cách khiến cho vua Kyrô nước Ba Tư trả tự do cho dân lưu đày và cho họ trở về quê cha đất tổ.

Đức Giêsu đang nói về sự đau khổ và cái chết của Người, điều đó sẽ xảy đến vì, như nhân vật của Isaia, Người đã trung tín với sứ vụ. Dù có phải chịu đau đớn và bị từ chối, Người vẫn tin tưởng nơi sự minh xét sau cùng của Thiên Chúa. Cả Đức Giêsu và ngôn sứ Isaia đều mang Tin mừng đến, nhưng cả hai đều bị từ chối.

Khoảnh khắc hỏi và trả lời trong đoạn trích Tin mừng thánh Máccô hôm nay là một điểm xoay chuyển quan trọng. Từ đầu cho đến giờ, chỉ có ma quỷ mới nhận ra Đức Giêsu là ai và Người bắt chúng phải im miệng. Nay, Phêrô gọi đích danh Đức Giêsu là “Đấng Kitô” – Đấng được Thiên Chúa xức dầu. Trong Tin mừng theo thánh Máccô mà chúng ta theo dõi cho đến nay và sau này chúng ta sẽ thấy căn tính Đức Giêsu dần được hé lộ như Người Tôi Tớ Đau Khổ của Thiên Chúa, Người là Đấng mặc khải tình yêu của Thiên Chúa cho chúng ta và luôn trung thành với thánh ý của Thiên Chúa – dẫu cho có phải chịu đau khổ và phải chết.

Nhờ con đường Đức Giêsu đã chọn mà chúng ta biết được Thiên Chúa của chúng ta, không phải một Thiên Chúa xa vời, nhưng là Đấng luôn đồng hành cùng với ta hằng ngày, trong niềm vui cũng như trong những thử thách.

Phêrô không muốn nghe gì về việc Con Người phải chịu đau khổ và bị giết chết. Ông vẫn một mực với ý niệm về một Đấng Mêssia mạnh mẽ và chiến thắng, đấng khuất phục mọi quyền lực; chứ không chịu chúng làm cho đau khổ và giết chết. Tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta được tỏ lộ ra trên thập giá và rồi, được bày tỏ cách trọn vẹn, như Đức Giêsu nói với chúng ta hôm nay: “sau ba ngày” – khi Người từ cõi chết trỗi dậy.

Nếu chúng ta chỉ tìm kiếm sự hiện diện của Thiên Chúa trong những hành động uy hùng thì chúng ta sẽ thất vọng. Có thể vì chúng ta diễn giải sức mạnh không đúng cách. Đức Giêsu dập tắt niềm hy vọng của Phêrô về một đấng mêssia quyền uy về chính trị và quân sự. Nhưng, Người lại biểu lộ một kiểu sức mạnh khác bằng cách chọn ở lại với chúng ta trong sự mỏng giòn, kiếm tìm và đau khổ, cho chúng ta niềm hy vọng rằng Người có thể nâng chúng ta lên với một đời sống mới.

Kết quả của niềm tin này là, trong sự yếu đuối lại là chính sức mạnh của Thiên Chúa, chúng ta đáp lại bằng cách chọn đứng về phía những người đang gặp khó khăn, đau khổ và trở thành dấu chứng tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa cho họ - như Đức Giêsu đã làm cho chúng ta.

Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò Vấp

24th SUNDAYN IN ORDINARY TIME (B)
Isaiah 50: 5-9a; Psalm 59; James 2: 14-18; Mark 8: 27-35

The question of Jesus’ identity was asked earlier in Mark. Jesus had been raising excitement, curiosity and hostility as he moved around Galilee teaching and healing. In chapter 6 people discussed who Jesus is and they voiced their opinions: “John the Baptist raised from the dead… Elijah… A prophet” (6:14-15). In today’s passage Jesus asks, “Who do people say that I am?” And the disciples repeat the opinions, “John the Baptist, Elijah… one of the prophets.”

Jesus asks the question about his identity and hears the gossip stirred up by his healing and teaching ministry. A discussion about Jesus’ identity would be interesting conversation with folks gathered around a barbecue pit, beers in hand. The talk might raise strong and diverse opinions. Perhaps the heat of debate would even match the heat from the burning coals. Talking about such things makes for interesting conversation and might even stir up a curiosity to do some study on the matter; get some books, go online. All well and good. But something more personal is required.

In our faith development we need to listen and learn from others, but repeating formulas and opinions is not enough. Jesus calls us to dedicate our lives to him and to accept his life as our way of life -- even when it means suffering and self-denial in his name. A disciple must be personally committed to Christ and be able to articulate his/her faith when challenged. Even if someone doesn’t ask the question about our faith in Jesus, it will be put to us at certain pivotal moments by the events of our lives.

What will we say and do when: our job offers some extra money if we just compromise our values; sickness throws us and our families into chaos; a friend asks us about our beliefs; we have to make a decision on a candidate at election time; we try to pass on our faith ideals to our children and to their children; our parish asks for volunteers to help at a food pantry for the poor, etc.? In the midst of these pivotal moments of our lives, Jesus has a way of turning to us and asking us, as he did to his disciples, “But who do you say I am?” And then he might add, “What are you going to do about it?”

At different stages of our lives we are asked questions like these and we will need to respond, not just in creedal formulas, or with answers remembered from childhood catechism classes, but from a mature faith nurtured through the sacraments, reading, opportunities for study in our parish, prayer, reflection on the Scriptures -- as well as the lessons we learn in our efforts to respond to the needs of people and the world around us.

The disciples to whom Jesus put the question, “But who do you say that I am?” had already spent time learning from him and observing how he responded to those who came in need. They were being “schooled” in discipleship -- as we are. They have much more to learn and later, in their own missionary travels, the question would be put to them again and again, “Who do you say Jesus is?” Their response would have grown because of all they had experienced since Jesus first asked the question. Later, after his death, and resurrection, they would answer further, as we are learning to do ourselves, “He is the risen Christ!”

Peter makes quite a leap in his response to Jesus, “You are the Christ” (or, “the Messiah.”) In Matthew’s Gospel Jesus extols Peter, “Blessed are you, Simon son of Jonah. For flesh and blood has not revealed this to you, but my heavenly Father. And so I say to you, you are Peter and upon this rock I will build my church” (Matthew 16:17-18). But Mark is not Matthew and he has his own purpose.

In Mark, Jesus orders the disciples not to tell anyone about him. The disciples in the this gospel are quite dense. Just before today’s passage Jesus had warned them about “the leaven of the Pharisees and the leaven of Herod.” Leaven was a symbol for puffed up pride but, of course, the disciples thought Jesus was talking about their lack of food. See what I mean? Dense!

These disciples have a lot to learn, as we do, on the road to discipleship. It’s fortunate for us, that Jesus doesn’t give up on us, but gives us the gift of time -- over and over again. Since Peter has professed Jesus as the Messiah, and since the hope for a messiah carried a lot of baggage with it -- for domination and political freedom -- Peter and the disciples must learn about the kind of messiah Jesus is. Hence Jesus’ warning, “not to tell anyone about him.”

The first reading is the third of the “Servant Songs” from the prophet Isaiah. It probably gave insight to the first Christian communities as they tried to answer Jesus’ question, “But who do you say that I am?” As their response, these first believers applied Isaiah’s servant figure to help them understand who Jesus was and what difference he would make in their lives.

This Servant Song was probably written towards the end of the Babylonian exile. It expresses the hope that people in captivity had in God’s power to save. Which is what God did by using the Persian king Cyrus to set the exiles free and enable them to return to their homeland.
Jesus is anticipating his suffering and death, which will happen because, like Isaiah’s figure, he has been faithful to his mission. Despite his pain and the rejection he received, he still trusted in God’s ultimate vindication. Both Jesus and the prophet Isaiah had good news for the people, but they were rejected.

This moment of question and response in today’s selection from Mark is an important turning point. Up until now only the evil spirits identify Jesus and he silenced them. Now Peter names Jesus correctly as “the Christ” -- God’s anointed one. In Mark’s Gospel we have been working up to this point and as the gospel proceeds we will observe Jesus’ identity unfold as God’s Suffering Servant the one who reveals God’s love for us and who stays faithful to God’s will -- even when it means suffering and death.

Because of the path Jesus chose we come to know our God, not as a distant God, but one who walks with us day by day in our joys and also our struggles.

Peter wants to hear nothing about the Son of Man being rejected and killed. He is still fixed on the idea of a triumphant and strong Messiah who would overpower the authorities; not suffer and die under them. God’s love for us will be revealed on the cross and then, fully manifested, as Jesus tells us today, “after three days” -- when he is risen from the dead.

If we only look for God’s presence in powerful deeds then we will be disappointed. Maybe we interpret power in the wrong way. Jesus rejected Peter’s hope for a messiah of political and military might. Instead, he manifested a different kind of power by choosing to be with us in our frailty, searching and suffering, giving us the hope that he could raise us up with new life.

As a result of this faith, that in weakness this is God’s strength, we respond by choosing to be with those who struggle and to be signs of God’s love and concern for them -- as Jesus was for us.

Nghe và thực hành Lời Chúa để nhận biết Chúa
CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN (B)
Is 50: 5-9a; Tv 59; Gc 2: 14-18; Mc 8: 27-35

I-sa-ia viết 4 ca khúc về người tôi tớ trong phần II từ chương 40-55 nói về “Sách an ủi Israel”. Đây là thiên trường ca nói lên việc một người đang cổ gắng trung thành thực hiện nhiệm vụ Đức Chúa đã giao với biết bao đau khổ.

Đức tin của chúng ta bị thử thách trong đau khổ do sự liên kết với Thiên Chúa. Vậy “Nếu Thiên Chúa thương yêu tôi sao lại để tôi phải đau khổ?”. Trong những trường hợp như muôn vàn khổ đau bất ngờ đổ ập đến do bệnh hoạn, mà nếu người ấy chịu được thì đó là bằng chứng của một tôi tớ Chúa. Khi đau khổ do nhiệm vụ mang tới; nếu muốn tránh né; chỉ cần từ chối nhiệm vụ là xong. Thế nhưng người tôi tớ muốn trung thành; do vì “Đức Chúa đã mở tai cho tôi được nghe”; nên tôi vẫn chấp nhận hứng chịu đau khổ vì tôi tin rằng Đức Chúa sẽ không quên tôi là người đang trung kiên thực hiện nhiệm vụ Ngài.

Làm đúng chưa chắc chúng ta sẽ thành công. Vì ở đây không nói đến sự thành công, nhưng nói về cách thể hiện lòng trung thành. Nhưng làm sao trung thành được khi phải trả giá bằng đau khổ? Sự đau khổ là điều khó tránh khỏi và không lối thoát? Và người tôi tớ này đưa chúng ta đến một ý tưởng khôn ngoan là “Đức Chúa sẽ hổ trợ tôi khiến tôi không phải hổ thẹn”.

Người tôi tớ này là ai, nói về sự đau khổ của nhiệm vụ trong thời xa xưa của nhiều thế kỷ trước Chúa Kytô? Phải chăng là một người đang cố gắng sống theo đường lối của Thiên Chúa giữa những đố kỵ của thế gian. Hay đó là dân Israel, đang bị lưu đày xa quê hương trong một xã hội khác văn hóa và tín ngưỡng. Hay có thể là một ngôn sứ như I-sai-a chẳng hạn; đang bị dân phản đối vì nói lời Chúa cho họ nghe.

Những câu hỏi trên có thể đặt ra cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Trong cộng đoàn đang thờ phượng hôm nay, cũng có một số người là những tôi tớ Chúa đang chịu đau khổ vì đang cố gắng sống đức tin trong một xã hội đầy dị biệt, chống đối khinh miệt. Là một Kytô hữu chúng ta hãy học nơi Đức Giêsu Kytô là tạo cho chúng ta một “vẻ mặt lạnh” đối với thế gian và luôn hướng về Thánh Đô để rao giảng tin mừng trong thân phận người được Thánh Linh xức dầu luôn trung thành với sứ vụ cho dù có bị thế gian “đánh vặt râu..”nói theo cách I-sai-a (Is50,6)

Trong phúc âm hôm nay, thánh Mác-cô đưa ra trường hợp về danh tính của người tôi tớ Thiên Chúa. Ngài đặt câu hỏi với các môn đệ là người ta và cả các ông nữa nói thầy là ai. Câu hỏi này đánh dấu bước đầu huấn luyện của Ngài cho các môn đồ, tuy ngắn gọn nhưng thật đầy đủ trong việc làm và nếp nghỉ của các môn đồ, trên đường đến Thánh Đô và những miền xa xôi khác. Chúa Giêsu hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”. Có thể câu trả lời sẽ làm sáng tỏ sứ vụ của Chúa Giêsu. Ngài không ám chỉ Ngài là người tôi tớ đang bị đau khổ như I-sai-a; nhưng, lời Ngài nói về những đau khổ sắp đến Ngài sẽ nhận có liên quan đến những tôi tớ đau khổ của I-sai-a; và đó cũng là hệ quả mà những Kytô hữu chúng ta; những tôi tớ của Chúa; sẽ nhận được khi đang cố gắng thực thi sứ vụ ở trần gian.

Trên đường đến Giê-ru-sa-lem, Chúa Giêsu muốn các môn đệ hiểu rằng các ông sẽ phải gặp những gian truân đau khổ và các ông có còn quyết tâm làm môn đệ của Ngài không. Vì thế Chúa Giêsu đặt câu hỏi đó cho các ông và qua đó Ngài cũng hỏi chúng ta nữa. Câu trả lời của chúng ta sẽ chứng minh sự tuyên xưng đức tin của mình về Ngài ra sao, và chúng ta sẽ đáp lại lời mời gọi của Ngài trong cuộc sống hàng ngày nơi trần gian thế nào?

Các môn đệ đã trả lời câu hỏi của Chúa Giêsu nhưng không sâu sắc. Ngài không phải chỉ là một ngôn sứ hay một người thánh thiện nhất trong lịch sử trần gian. Đúng Ngài là một ngôn sứ lớn, là đấng Mê-si-a, là Đức Kytô. Nhưng Ngài không đem đến quyền lực huy hoàng và thống trị trần gian để trả về cho dân Israel. Trái lại, Ngài nói đến sự chống đối của các lãnh đạo tôn giáo. Ngài sẽ bị ”các kỳ mục, thượng tế kinh sư từ chối” Vậy Ngài là ai và Ngài lãnh đạo thế nào mà khác lạ vậy?.

Cũng như “Người tôi tớ đau khổ” của I-sai-a Chúa Giêsu sẽ chịu nhiều đau khổ về lẻ công chính. Tôi quen một người, vì bất đồng ý kiến với người chủ về việc thường lừa gạt khách hàng, nên bị cắt lương và cho tạm thôi việc có thời gian. Tôi cũng biết một phụ nữ có trình độ chuyên môn vững chắc ở ngoài đời lại làm việc trong hội đồng giáo xứ, vì bà nói “Tôi muốn thực hiện cuộc sống cho có ý nghĩa”. Tôi cũng biết một thợ sữa xe hơi khi anh sữa xe cho ai ít hơn thời gian dự kiến thì anh tính tiền ít lại so với ước tính ban đầu. Tôi quen với một nữ sinh viên khi được biết các bạn mình nhận được một đáp án bài thi bị đánh cắp trước đó; cô đã không hề nhìn vào đó để làm bài cho mình mặc dầu điểm các môn thi của cô ta không được tốt. Khi nghe về những người này; những người đã bị thiệt hại khi làm những điều đúng; có người cho rằng họ ngu. Không phải dễ gì ai cũng làm được việc đó. Những tôi tớ đau khổ của I-sai-a nói “Đức Chúa đã mở tai cho tôi được nghe, nên tôi không chống đối hay quay lưng lại với Ngài”. Chúa Giêsu cũng vậy, Ngài muốn cho các môn đệ nhìn thấy mọi việc trong cái nhìn mới qua đó các môn đệ sẽ hiểu được Ngài qua việc chấp nhận hay từ chối đau khổ là một yếu tố không thể thiếu được trong sứ vụ của các ông.

Thư của thánh Gia-cô-bê hôm nay nói rất rõ là nếu tai chúng ta được mở rồi, và đã một lòng tin vào phúc âm thì chỉ có một hành động duy nhất là “Hãy thực hiện những điều chúng ta đã nghe”. Cuộc sống và lời dạy của Chúa Giêsu đã mở tai chúng ta, Vì vậy hãy nên giống Ngài bằng cách khi nghe ở đâu cần dến sự giúp đỡ, chúng ta hãy đáp lời ngay vì theo thánh Gia-cô-bê: ”Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17)

Vừa qua tôi có đi đo thị lực. Trong khi đo, bác sĩ thường thay đổi những tròng kính như thế nào để tôi có thể đọc rõ được những hàng chữ chiếu trên tường. Chúa Giêsu cũng như bác sĩ mắt vậy, Ngài hỏi các môn đệ nhiều câu hỏi để các ông thấy rõ hơn về Ngài. Khi họ trả lời là mắt họ đã mở ra. Và cũng để cải thiện thêm tầm nhìn của tâm hồn họ, Ngài đã dùng các lời giảng dạy, các phép lạ chữa lành bệnh, qua cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Ngài đã làm các ông thấy rõ hơn để có thể nói rằng “Bây giờ tôi thấy rất rõ rồi”. Vì là con người, nên trong tương lai các ông lại không trông thấy rõ ràng nữa và đôi khi bị mờ đi vì những tia sáng khác lạ chiếu vào.

Cũng như các môn đệ, chúng ta là những cá nhân sinh hoạt trong cộng đoàn giáo hội để cùng nhau thờ phượng Chúa. Theo lịch sử giáo hội, chúng ta thấy đã nhiều lần giáo hội dựa vào quyền thế trần gian; đàn áp một số cá nhân có nhiều thắc mắc vấn nạn, chấp nhận chế độ nô lệ, lập nên quân đội tấn công bắn giết những người thệ phản, từ chối những nhân tài trong giới nữ. v.v… Trong suốt thời quá khứ và một số lần trong thời hiện tại, giáo hội đã không trông thấy rõ được. Thế nên giáo hội cần những người có đôi mắt sáng suốt hơn như các thánh, các ngôn sứ để kích thích giáo hội trông thấy rõ hơn. Đời sống của họ chính là một câu hỏi cho chúng ta: ”Bạn nghĩ Chúa Giêsu là ai?”. Các thánh đã giúp chúng ta sống và tuyên xưng đức tin qua những hành động và lời nói. Và như thánh Gia-cô-bê đã nhắc: Đức tin không có việc làm là đức tin chết

Để trả lời câu hỏi, “Còn anh em, anh em nghỉ Thầy là ai?”. Chỉ có một cách trả lời là làm cho cộng đoàn chúng ta trở nên như các môn đệ đầu tiên đến với Chúa Giêsu để xem Ngài là ai. Những điều các ông đã thấy, được trình bày trong các sách phúc âm, trong các thư gởi cho tín hữu các cộng đoàn tiên khởi. Hôm nay chúng ta cùng nhau thờ phượng Chúa cũng là một cách để nghe những điều mà các môn đệ các môn đệ đã thấy rõ Chúa Giêsu là ai. Đức tin của các ông giúp cho chúng ta tin thờ Thiên Chúa hôm nay, qua bí tích thánh thể chúng ta nhận dược mình máu thánh Chúa Giêsu sẽ giúp chúng ta thấy tỏ tường hơn

Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano OP

 

 

 

 
     

Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ
1900 Grand Ave - Carthage, MO 64836
Phone: ( 417) 358-7787 Fax: (417) 358-9508
cmc@dongcong.net (văn phòng CD) - web@dongcong.net (webmaster)