dongcong.net
 
 


PÔNG - MANH, PHÁP

1. Giữa Cơn Biến Động

Khi ấy là thời điểm đen tối nhất của cuộc chiến năm 1870. Quân Phổ đã chiếm được một phần lớn lãnh thổ nước Pháp, đẩy nước này vào một tình cảnh vô cùng hỗn loạn. Sáng ngày 17 tháng 1 năm 1871, quân Phổ tiến đến ngoại ô La-van (Laval) của thị trấn May-en (Mayenne). Dân thành phải chuẩn bị nộp một cống khoản đến ba triệu đồng vàng phật lăng mới hòng thoát được cuộc công phá của quân Phổ. Vị tư lệnh quân đoàn 16 kể lại rằng: “Cảnh tượng binh lính chạy trốn thật không sao tưởng tượng nổi. Họ đã điếc trước mệnh lệnh thượng cấp. Tuy hai binh sĩ đã bị bắn chết trên đường đào tẩu, nhưng xem ra việc ấy không có ảnh hưởng gì đến ai. Suốt 39 năm trong quân ngũ, tôi chưa hề chứng kiến một tình cảnh quân hồi vô phèng thảm hại đến như thế.”

2. Dấu Chỉ Hy Vọng

Chiều ngày 17 tháng 1, tại Pông-manh (Pontmain), một thị trấn nhỏ nằm ở phía bắc May-en đang chìm dưới làn tuyết lạnh.Tuy lo lắng, nhưng ai nấy vẫn sinh hoạt như thường lệ. Tại trung tâm thị trấn, hai bé trai Êu-giê-nô (Eugene) và Giu-se Bác-bơ-đét (Joseph Barbedette) đang giúp cha đập rạ cho ngựa ăn trong chuồng. Gần 6 giờ chiều,

Thiéu teăp 25 khòng coă trong Pm5.0

tuyên ngôn rõ ràng mẫu tính của Đức Ma-ri-a là công trình của Chúa Thánh Thần: “Bà mang thai là do Chúa Thánh Thần’’ (Mt 1:20; x. Lc 1:35). Vì được hai truyền thống Phúc Âm độc lập xác quyết, nên sự kiện Chúa Giê-su đầu thai đồng trinh đã được các cộng đoàn ki-tô hữu tiên khởi tin nhận là một dấu chỉ nói lên địa vị Con Thiên Chúa của Ngài, và là dấu chỉ nói lên sáng kiến toàn thể và tuyệt đối tự do của Thiên Chúa trong mầu nhiệm Nhập Thể.

Các thánh sử còn trình bày một khía cạnh khác của mẫu tính nơi Đức Ma-ri-a, khía cạnh liên hệ đến cộng đoàn những người tiếp nhận Lời Chúa trong đức tin và các ngài nêu bật sự hiệp thông trọn vẹn của Đức Ma-ri-a trước những yêu sách của mẫu tính mới mẻ ấy. Trình thuật Truyền Tin (Lc 1:26-38) cho thấy rõ tầm quan trọng của sự đáp ứng tự do và trung kiên trong đức tin đối với ơn gọi của Mẹ. Đức Ma-ri-a thuận ý làm Mẹ Chúa Giê-su và tự nhận mình là “Tôi Tớ Thiên Chúa,’’ phú mình hoàn toàn cho Lời Chúa và chấp nhận mọi yêu sách hàm ẩn trong nhiệm vụ làm mẹ. Tiếp đó, cụ Si-mê-on cho Mẹ biết sự liên hệ giữa ơn gọi làm mẹ và toàn bộ bi kịch Đấng Mê-si-a là điều hợp lẽ (Lc 2:34-35). Nhiệm vụ làm mẹ của Đức Ma-ri-a sẽ phải kinh qua thử thách đức tin giữa lòng một dân tộc bị phân rẽ do chính con người và sứ mệnh của Chúa Giê-su. Nhưng từ thử thách này, nhờ cuộc Tử Nạn của Chúa Giê-su và niềm tín trung của Mẹ Ma-ri-a, dân tộc Ít-ra-en Mới, tức là Giáo Hội sẽ được sinh ra. Và Đức Ma-ri-a cũng sẽ là Mẹ của những ai tin vào Chúa Giê-su (Ga 19:27).

2. Đức Ma-ri-a, Người Con
của Dân Tộc Ít-ra-en, Nữ Tử Si-on

Tín lý thường có khuynh hướng nhấn mạnh đến khía cạnh cách biệt giữa Đức Ma-ri-a và chúng ta, giữa đức tin của Mẹ và đức tin của chúng ta. Còn các thánh ký Tân Ước thì trình bày Mẹ hoàn toàn thuộc về dân tộc Ít-ra-en, Mẹ gắn bó với dân tộc này không những theo huyết thống mà còn do đức tin và kinh nguyện của Mẹ nữa. Các thánh sử chủ yếu phác họa Mẹ tương tự như những người đồng thời với Mẹ, và ngay từ lúc cộng đoàn tín hữu bắt đầu hình thành quanh Chúa Giê-su, nhất định các ngài đã nhìn ra sự hiện diện của Mẹ trong quá trình hình thành dân tộc Ít-ra-en Mới này.

Lần đầu tiên đề cập đến Đức Ma-ri-a, thánh Lu-ca giới thiệu Mẹ như một người rất bình thường: “Ở một thành thuộc xứ Ga-li-lê, tên là Na-da-rét, có một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giu-se... trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a’’ (Lc 1:26-27). Tất cả, từ tên tuổi cho đến những vụ việc trước hôn nhân cho thấy Đức Ma-ri-a thuộc về dân tộc của lời hứa. Là con dân Ít-ra-en, hơn một lần Đức Ma-ri-a đã biểu lộ tấm lòng tín trung vâng giữ lề luật. Mẹ hiến dâng Trưởng Tử cho Thiên Chúa; Mẹ hiến dâng lễ vật qui định cho người nghèo (Lc 2:22-25); và Mẹ đem Chúa Giê-su lên Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua “theo phong tục ngày lễ’’ (Lc 2:41-42).

Hơn nữa, khi trình bày vai trò của Đức Ma-ri-a, các tác giả Tân Ước luôn sử dụng các biểu tượng Cựu Ước như muốn nói rằng các ngài đã nhận ra Mẹ là hiện thân hoàn hảo nhất của dân tộc Ít-ra-en, là Nữ Tử Si-on chân chính. Các hình ảnh phong phú và các đối chiếu với Cựu Ước xây nên một điểm hội tụ mục đích rõ ràng, đó là vấn đề phải hiểu nhân vật Ma-ri-a trong bối cảnh lịch sử của dân tộc được tuyển chọn. Ơn gọi của Mẹ làm thành một phần ơn gọi lịch sử của dân tộc Ít-ra-en, ơn gọi lịch sử mà Mẹ đã đưa đến chỗ hoàn thành viên mãn.

Trong lời chào của sứ thần Gáp-ri-en có ngụ ý về một cộng đồng. Đức Ma-ri-a, Nữ Tử Si-on được mời gọi hãy mừng vui vì ơn cứu độ đang đến (Xp 3:14; Dcr 9:9). Dấu chỉ Sứ Thần trưng dẫn cho Mẹ (Lc 1:36-37) gợi về ngọn nguồn của dân tộc Mẹ. Từ đây, Chúa Giê-su, Người Con thật của lời hứa và dân tộc Ít-ra-en Mới của Thiên Chúa sẽ được nhập thể nhờ đức tin của Mẹ, cũng như xưa kia dân tộc Ít-ra-en được tuyển chọn đã được sinh ra từ niềm tin của tổ phụ Áp-ra-ham.

Lời bà Ê-li-sa-bét ca tụng đức tin Đức Ma-ri-a ngầm so sánh Mẹ với các bậc nữ lưu vĩ đại trong lịch sử dân tộc Ít-ra-en (x. Gđt 13). Chính bài ca tạ ơn của Mẹ cũng tràn trề hy vọng và niềm tin của một dân tộc tin vào Thiên Chúa là Đấng tín trung với lời Ngài đã hứa. Và thái độ của Mẹ tại Ca-na (Ga 2:5) cũng hòa hợp diệu kỳ với những điều dân tộc Mẹ đã đáp ứng tự phát đối với giao ước. “Tất cả những gì Thiên Chúa đã phán bảo, chúng tôi sẽ làm theo’’ (Xh 19:8; 24:3,7).

3. Đức Ma-ri-a, Người Tín Hữu Thứ Nhất

Đối với các thánh sử, sự cao trọng của Đức Ma-ri-a không hệ ở địa vị làm mẹ thể lý cho bằng niềm tin sâu xa vào Lời Chúa và sự hiệp nhất trọn vẹn của Mẹ vào mầu nhiệm Chúa Ki-tô: “Phúc cho ai nghe và giữ lời Thiên Chúa’’ (Lc 11:28).

Những lời của Chúa Ki-tô không hề hạ thấp sự cao trọng của Mẹ Ma-ri-a, nhưng trái lại còn ca ngợi hết sức và giải thích ngọn nguồn về sự cao trọng ấy. Đức Ma-ri-a được diễm phúc vì đức tin của Mẹ (Lc 1:45).

Không phải Đức Ma-ri-a đã nhận biết hay hiểu thấu tất cả từ trước. Mẹ đã phải hỏi sứ thần Gáp-ri-en về ơn gọi của mình “xảy ra thế nào được.’’ Trong Đền Thờ, Mẹ cũng “kinh ngạc’’ trước những lời của cụ Si-mê-on, và lần khác Mẹ cũng tỏ ra “áy náy’’ về thái độ của Chúa Giê-su. Mẹ đã phải mày mò tìm hiểu mầu nhiệm ẩn chứa trong những lời công khai đầu tiên của Chúa: “Cha Mẹ không biết rằng Con phải ở trong nhà Cha Con sao?’’ (Lc 2:44) Mẹ cũng phải học chấp nhận sự thay đổi trong nếp sống đơn sơ của người làm mẹ Chúa Giê-su, đánh dấu bằng việc Chúa gọi Mẹ là “Bà’’ (Ga 2:4; 19:26).

Trong tất cả các trường hợp ấy, người ta đều thấy Đức Ma-ri-a chăm chú tiếp nhận và khát khao tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của Lời Chúa: “Đức Ma-ri-a ghi nhớ tất cả và suy niệm trong lòng’’ (Lc 2:19). Lời Fiat của Mẹ là thái độ chấp nhận vô điều kiện đối với mặc khải Sứ Thần đem đến. Tại Ca-na, Đức Ma-ri-a mau mắn yêu cầu các gia nhân hãy nghe theo lời Chúa Giê-su (Ga 2:5), và tạo nên bước chuyển tiếp sang trật tự những tương quan mới mẻ như Chúa Giê-su đòi hỏi. Sự hiện diện của Mẹ dưới chân Thập Giá nói lên mức tín trung cao vời tới độ hiệp nhất trong mầu nhiệm Chúa Ki-tô mà Mẹ đã đạt đến nhờ việc suy niệm lời tiên báo của Si-mê-on và những lời công khai đầu tiên của Chúa Giê-su. Nơi Đức Ma-ri-a, hơn bất cứ một môn đệ nào khác, hạt giống Lời Chúa đã có thể sinh hoa kết trái gấp trăm (Mc 4:8).

4. Đức Ma-ri-a, Người Nữ
của Những Khởi Đầu và Những Thành Quả

Đức Ma-ri-a có một vị trí đặc tuyển trong Tân Ước. Không phải vì nhất thời hay tình cờ, sự hiện diện của Mẹ đánh dấu những giờ phút quyết định nhất trong lịch sử dân tộc của Mẹ. Mẹ là một thành phần gắn liền với mầu nhiệm Chúa Ki-tô.

Đức Ma-ri-a hiện diện tại Ca-na xứ Ga-li-lê khi Chúa Giê-su thực hiện “phép lạ đầu tiên của Ngài’’ (Ga 2:1-12), và thái độ cởi mở đầy tin tưởng trước lời Chúa Giê-su ( “Hãy làm bất cứ điều gì Ngài dạy’’ Ga 2:5) đã sinh ra cộng đoàn tông đồ đầu tiên. Dưới chân Thập Giá, mọi sự chưa “hoàn tất’’ (Ga 19:28) cho tới khi Chúa Giê-su chính thức công bố ơn gọi hiền mẫu của Mẹ đối với các môn đệ: “Hỡi Bà, đây là con Bà’’ (Ga 19:26). Khi ấy Giáo Hội được sinh ra nhưng chưa tiếp nhận sứ mạng rao giảng của mình. Và một lần nữa, Đức Ma-ri-a lại liên hệ mật thiết với biến cố đem Giáo Hội đến với sứ mạng này. Khi Mẹ cùng với các Tông Đồ cầu nguyện đón chờ (TĐCV 1:14) Chúa Thánh Thần, Đấng đã bao phủ Mẹ trong ngày Ngôi Lời nhập thể và kiến lập nơi Mẹ một Đền Thờ bằng thịt bằng xương của Mẹ. Đền Thờ bằng thịt xương này thay thế đền thờ bằng đá, để nhờ ân sủng Chúa Thánh Thần, làm cho Giáo Hội thành nên Thân Thể Chúa Ki-tô.

Trong tất cả những giờ phút Phúc Âm trải qua những khởi sự và những thành quả đầu tiên ấy, người ta đều thấy có sự hiện diện của Đức Ma-ri-a hiệp nhất không ngừng và tích cực với mầu nhiệm Chúa Ki-tô và Giáo Hội.

J.P. Pơ-rê-vô

 

 

 
     

Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ
1900 Grand Ave - Carthage, MO 64836
Phone: ( 417) 358-7787 Fax: (417) 358-9508
cmc@dongcong.net (văn phòng CD) - web@dongcong.net (webmaster)