dongcong.net
 
   
 
 
 
 

 

 
Mến Yêu Thánh Thể
 
 
Rev. Stefanô, OFM- Phỏng dịch: Đồng Tâm, CMC
 
<<<    

 Ch 6: BÁNH MẸ TRÊN TRỜI BAN CHO TA

 “...Maria, Chúa Giêsu đã được sinh ra từ lòng Mẹ” (Mt.1,16)

Thánh Thể là Bánh Mẹ trên trời ban cho ta. Đó là Bánh bởi Mẹ sản sinh từ bột của thịt vô nhiễm, nhồi trong bột với sữa trinh khiết của Mẹ. Thánh Augustinô viết: “Chúa Giêsu đã lấy thịt Ngài từ thịt của Đức Mẹ”. Ta cũng biết kết hợp thiên tính trong Thánh Thể, nơi đó Thịt và Máu Chúa Giêsu lấy từ thịt và máu Đức Mẹ Đồng trinh. Vì thế mỗi lần rước lễ, ta đón nhận, nói đúng ra, đó là một điều tuyệt diệu, lấy từ sự dịu ngọt và hiện diện mầu nhiệm của Mẹ Chí Thánh kết hợp chặt chẽ với Chúa Giêsu trong Bánh Thánh. Chúa Giêsu luôn luôn là Con mà Mẹ tôn thờ. Ngài là thịt của thịt Mẹ và Máu của máu Mẹ. Nếu Ađam có thể gọi Evà khi bà được rút từ sườn ông là “xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” (St.2,23), thì Đức Trinh Nữ không thể nói đúng hơn về Chúa Giêsu rằng “Thịt bởi thịt Mẹ và Máu bởi máu Mẹ” sao?

Theo tiếng “Đồng trinh nguyên tuyền” như thánh Tôma Aquinô nói, Thịt Chúa Giêsu là thịt của Đức Mẹ, máu Chúa Giêsu là máu của Đức Mẹ. vì thế ta không bao giờ có thể chia lìa Chúa Giêsu và Mẹ Maria được.

Vì lý do trên, khi các thánh lễ được cử hành, Mẹ Đồng Trinh nói được rất đúng về Chúa Giêsu trong Bánh Thánh và Chén Thánh rằng: “Con là con Mẹ, hôm nay Mẹ sinh ra con” (Tv.2,7). Thánh Augustinô dạy về phép Thánh Thể rằng: “Đức Mẹ duy trì và lưu truyền Thiên Mẫu tính của Người”. Thánh Albertô đầy cảm mến đã thốt lên rằng: “Hồn tôi ơi, nếu ngươi muốn thử nghiệm tình thân mật với Mẹ thì hãy để Mẹ ẵm bồng ngươi trên đôi tay Người và nuôi ngươi bằng máu Người. Hãy đến bàn tiệc Chúa với tâm tưởng trinh trong tinh ròng, và ngươi sẽ tìm thấy trong Máu của Con được Mẹ nuôi dưỡng”.

Nhiều thánh nhân và thần học gia (thánh Phêrô Đamian, thánh Bênađô, thánh Bonaventura, Benadinô...) nói rằng Chúa Giêsu lập Phép Thánh Thể trước hết là vì Đức Mẹ và qua Đức Mẹ, Đấng Trạng Sư gồm-mọi-ơn cho tất cả chúng ta. Và nhờ đó, từ Đức Mẹ, Chúa Giêsu được ban cho ta mỗi ngày. Trong Chúa Giêsu, thịt vô nhiễm và máu trinh khiết của Mẹ Rất Thánh luôn thấm nhiễm vào lòng ta và làm say sưa hồn ta. Một hôm, đang khi dâng lễ, thánh Ignatiô được ngất trí và được chiêm ngắm thực tại chân lý mặc khải rất dịu ngọt này, và ngài cảm kích hồi lâu trong niềm vui Thiên đàng.

Đàng khác, nếu ta suy niệm Chúa Giêsu, quả phúc bởi lòng Vô nhiễm Mẹ, được thành hình bởi tình yêu mến toàn vẹn của Người, bởi sự âu yếm, sự giầu có, cả cuộc sống của người, rồi ta sẽ thấy khi ta rước Chúa Giêsu, ta không thể rước Mẹ Ngài, Đấng nối kết với con bằng tình yêu cao cả nhất, cũng như nối kết với con bằng Thịt Máu, thành hình nên một với Chúa Giêsu, một toàn thể, như Mẹ luôn luôn và không thể lìa, vì Mẹ “tùy vào Người yêu của Mẹ” (Đc 8, 5 ). Tình yêu, và nhất là tình yêu thần linh, không đúng là đòi hiệp nhất sao ? Và bên cạnh sự hiệp nhất bên cạnh Chúa Ba ngôi, ta có thể tìm được sự hiệp nhất nào gần gũi hơn sự hiệp nhất giữa Chúa Giêsu và Mẹ Đồng trinh?

Sự trong sạch của Mẹ, sư đồng trinh, những cách âu yếm, những ngọt ngào, tình mến, và ngay cả vẻ mặt thiên đàng của Mẹ- tất cả những điều đó đều tìm thấy nơi Chúa Giêsu, vì nhân tính cực thánh được Ngôi Lời mặc lấy, là toàn thể và duy nhất Nhân tính của Mẹ Maria. Vì thế mầu nhiệm vĩ đại, thụ thai vô nhiễm được Chúa thánh Thần hoàn thành Đấng làm cho Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, trong khi thánh hiến Người là trinh nữ, sẽ mãi mãi được trinh sạch trong tâm hồn và thân xác. Thánh Albertô Cả viết: “ Và do đó, Thánh Thể sản ra những nhịp đập tình yêu Thiên Thần, có một sức duy nhất đặt trong linh hồn một cảm giác êm ái thánh thiện hướng về Đức Nữ Vương Thiên Thần, Ngài đã cho ta thịt bởi Người, xương bởi xương Người, và trong Thánh Thể, Người tiếp tục cho ta tiệc dịu ngọt, trinh trong Thiên Đàng”.

Sau hết, trong dòng dõi đời đời của Ngôi Lời trong lòng Thiên Chúa Ba Ngôi, Ngôi Cha ban trót mình cho Ngôi Con Ngài là “phản ảnh của Cha” giống như dòng dõi tạm thời trong lòng nhân loại, Mẹ Thiên Chúa ban trót mình cho con, Ngài là hoa Đồng Trinh của Mẹ đồng trinh” (Đức Pô XII). Và đến lượt Con ban trót mình cho Mẹ, làm bánh ban trên trời cho chúng ta cho nên Con giống Mẹ, và làm cho Mẹ nên giống Con ( thánh Pherô Đamian).

Thánh Phêrô Guilianô Eymarê, vị thánh tận tình sùng kính Thánh Thể đã tuyên bố rằng, khi còn ở đời này, sau khi Chúa về trời Đức Trinh Nữ Maria chỉ “sống trong và bởi Mình Thánh Chúa”. Bởi đó, thánh nhân thích gọi Mẹ là “Mẹ Thánh Thể”. Cha Piô đôi khi cũng nói với các con thiêng liêng ngài rằng: “Chúng con không thấy Đức Mẹ luôn ở bên cạnh sao? Và sao Người lại không ở đó?- Chính Người đã đứng bên cạnh Thập giá trên đồi Canvê” (Ga.19,25). Vì thế, Thánh Anphongsô Ligôri, trong sách tôn sùng của người, người thường nối việc viếng Đức Mẹ sau khi viếng Chúa Con trong Thánh Thể. Thánh Maximiên Kolbe cũng năng khuyên rằng, khi ta đến rước Mình Thánh Chúa Giêsu, ta đừng bao giờ quên sự hiện diện của Đức Mẹ, kêu lên Người và nhập hiệp với Người, ít nhất, khi ấy, Danh thánh dịu dàng Người đến với tâm trí ta.

Trong hạnh tích thánh Giaxintô Dòng Đaminh kể rằng: một lần để Mình Thánh Chúa khỏi bị xúc phạm phàm tục, người vội chạy đến Nhà Tạm, lấy bình thánh Chúa đem đặt vào nơi an toàn hơn. Khi ôm Chúa Giêsu gần ngực, thánh nhân đang tính rời bàn thờ thì nghe tiếng từ tượng Đức Mẹ, cạnh bàn thờ gọi: “Sao con đưa Chúa Giêsu đi khỏi Nhà Tạm mà không đưa Mẹ đi?” Thánh nhân khựng lại vì bỡ ngỡ, người nhận ra tượng Mẹ nói, nhưng không biết làm sao đưa tượng Mẹ đi được. Do dự, người đến bên tượng, coi xem mình có thể ôm được tượng với một tay còn lại không, nhưng may không phải ráng sức, tượng bỗng ra nhẹ như chiếc lông ngỗng.

Bài học quí báu trong phép lạ này là: Khi ta đem Mẹ đi với Con, Mẹ tuyệt đối không là ghánh nặng hay phiền phức, vì thật tuyệt vời, Mẹ Con ở trong nhau (Ga.6,57).

Một người đặt câu hỏi hóc búa cho thánh nữ Benađêta rằng: “Nữ tu thích rước Chúa Giêsu Thánh Thể hơn hay thích nhìn thấy Đức Mẹ ở ngoài hang đá hơn?”. Sau một phút suy nghĩ, thánh nữ đã trả lời thật hay rằng: “Câu hỏi lạ làm sao? Hai Đấng không thể chia lìa, Chúa và Mẹ luôn có nhau”.

Theo bản chất sự việc, Đức Mẹ và Thánh Thể không thể chia lìa “cho dù đến tận thế” (Mt.28,20). Đối với Đức Mẹ thì hồn và xác Người là “Nhà Tạm của Thiên Chúa” (Kh.21,3). Ngài là Bánh thánh không hư nát, “thánh thiện vẹn tuyền” (Ep.5,27), Đấng mặc lấy Ngôi Lời hoá thành nhục thể bằng chính bản thân của Người. thánh Germanô đã táo bạo gọi Đức Mẹ là “Thiên đàng dịu ngọt của Chúa”. Theo một ý kiến đạo đức, được củng cố bằng những cuộc ngất trí thấu thị của thánh nữ Veronica Giuliani và nhất là của chân phúc Mađalêna Martilengo, thì ở trên Thiên đàng, Đức Trinh nữ luôn gìn giữ Chúa Giêsu trong hình Bánh thánh bên trong ngực của người. đây là “niềm an ủi đời đời cho Mẹ, là cơ hội vui mừng cho tất cả các phúc nhân trên Thiên đàng, đặc biệt là niềm vui vĩnh cửu cho tất cả những ai tôn sùng Thánh Thể”. Điều này được diễn tả qua bức hoạï “Đức Mẹ Trung gian Phổ quát” của Mẹ đáng kính Speranza vẽ gần đây và được đặt trong đền thánh Collevalenza. Đó cũng là tấm ảnh thường được vẽ trong mặt nhật (đựng Mình thánh) trong thế kỷ trước. Ảnh vẽ Đức Mẹ có khoảng trống nơi ngực chứa Mình Thánh Chúa. Xưa một phụ nữ kia đã kêu lên giữa đám đông: “Phúc cho dạ đã cưu mang Ngài” (Lc.11,27). Trong nhiều nhà thờ bên nước Pháp, người ta thường khoét lỗ đặt Nhà Tạm vào trong tượng Đứac Mẹ Lên Trời. Ý nghĩa hoàn toàn rõ ràng: Đức Trinh Nữ luôn luôn ban Chúa Giêsu cho ta, ngài là quả phúc bởi lòng Đồng Trinh và Trái Tim vô nhiễm Mẹ. Và Mẹ mãi mãi mang Chúa Giêsu Thánh Thể trong ngực Mẹ để giới thiệu Chúa cho các thánh trên Thiên đàng đang vui mừng chiêm niệm, dù các ngài ngày nay đang thấy Thiên tính Chúa trong Thánh Thể. Đó là ý kiến thánh Tôma Aquinô Tiến sĩ.

Chính trong Thánh Thể, nhất là trong việc Rước lễ mà sự kết hợp của ta với Đức Mẹ nên trọn vẹn và hoà hợp yêu đương. Ta nhận nơi người sự ân cần sùng mộ và sự che chở cùng với Mình thánh Chúa. Người lưu tâm cách dịu dàng sao cho Chúa và ta, là con cái người, được hiệp nhất. Người cảm kích tuôn đổ tình mẫu tử của Người trên hồn và xác ta. Thánh Giáo phụ Hilariô Tiến sĩ đã viết một đoạn tuyệt vời như sau: “Niềm vui lớn lao nhất ta có thể đem đến cho Đức Mẹ là mang Chúa Giêsu Thánh Thể trong lòng chúng ta”. Sự hiệp nhất mẫu tử nơi Chúa Giêsu cũng là sự hiệp nhất cho bất cứ ai được kết hợp với Chúa, cách riêng trong khi Rước lễ. Điều gì đem lại cho người mình yêu nhiều niềm vui hơn, nếu không phải là được kết hợp với người mình yêu? Phần ta, không phải là những con yêu của Mẹ trên trời sao?

Khi ta đến với Chúa Giêsu trước bàn thờ, ta luôn luôn thấy Chúa “cùng với Đức Maria Mẹ Ngài” như các nhà bác học đã thấy ở Belem (Mt.2,11). Chúa Giêsu trong Bánh thánh từ bàn thờ lòng ta có thể nhắc lại cho mỗi người chúng ta điều Ngài đã nói với thánh Gioan tông đồ từ bàn thờ núi Canvê rằng: “Đây là Mẹ con” (Ga.19,27).

Thánh Augustinô đã vẽ lên một hình ảnh đẹp đẽ hơn về Đức Mẹ là Mẹ riêng chúng ta thế nào và Mẹ kết hợp với mỗi người chúng ta trong khi Rước Lễ làm sao, người nói: “Ngôi Lời là lương thực các Thiên Thần. Loài người không đủ sức để tự nuôi mình, cũng không cần họ làm như vậy. Điều cần thiết là người Mẹ có thể ăn Bánh siêu bản thể ấy biến ra sữa mình, với cách này bà nuôi con cái đáng thương của bà. Người Mẹ này là Đức Maria, Người nuôi dưỡng mình với Lời của Thiên Chúa và biến hoá nó trong nhân tính thánh thiện, Người biến hoá nó thành Thịt và Máu, nghĩa là trong sữa ngon ngọt nhất này, chúng ta gọi là Thánh Thể”.

Do đó, một điều rất tự nhiên là dù lớn hay nhỏ, các Đền thờ Thánh Mẫu đều luôn luôn tôn sùng Thánh Thể, sùng mộ đến nỗi người ta có thể gọi là Đền thờ thánh Thể. Lộ Đức, Fatima, Loret.., Pompei... nơi nào dân chúng đến gần bàn thờ thì đều là những hàng không dứt người rước Quả phúc bởi lòng Mẹ. Không thể có cách khác, vì không có sự liên kết nào chặt chẽ, dịu dàng đối với Đức Mẹ như mối dây được thể hiện khi rước Thánh Thể. Thánh Benađêta nói: “Chúa Giêsu và Đức Mẹ luôn đi với nhau.

Cũng nên nhớ, tại Fatima, Đức Mẹ đã muốn người ta rước lễ đền tạ Trái Tim Mẹ cùng với việc đọc kinh Mân côi, để đền tạ tất cả những xúc phạm và xỉ nhục người ta phạm đến Trái Tim Vẹn sạch Mẹ. Đức Mẹ tìm những trái tim biết yêu mến, muốn an ủi Mẹ, đón tiếp Mẹ vào nhà mình như thánh Gioan Tông đồ đã đón tiếp xưa (Ga.19,27). Chúng ta chỉ thật sự nghênh đón Mẹ vào nhà trái tim chúng ta bằng sự hiếu khách thân mật nhất, tiếp đón đậm đà nhất với Mẹ, mỗi khi ta mời Mẹ đồng hành đón rước Chúa Giêsu Thánh Thể. Khi ta giới thiệu Mẹ với Chúa Giêsu sống động và chân thực là ta làm cho Mẹ rất được an ủi và vui mừng. Ta phải tán dương ơn cao trọng là sự ân cần tràn trề của Đức Mẹ và sự quan tâm cho Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu. Thánh Ambrosiô muốn tất cả các tín hữu đều có “Tâm hồn Đức Mẹ để ngợi khen Chúa, và Tinh thần Đức Mẹ để tán dương Chúa”. Đây là ơn ban cho ta cách tuyệt diệu khi Thiên Chúa rước Mình Thánh Chúa. Hãy suy nghĩ về điều đó với lòng yêu mến, biết ơn.

Một Mặt nhật cũ làm theo hình Đức Mẹ mang Chúa Giêsu trong ngực, dưới bệ có khắc hàng chữ này: “Hỡi các tín hữu, hãy đến với đức tin sung mãn để rước Bánh ban sự sống, hãy ăn Bánh ấy cách xứng đáng, và hãy nhớ rằng Bánh ấy làm bằng Máu tinh tuyền của Đức Mẹ”. Đức Mẹ có thể làm hiệu cho ta cách hoàn toàn rõ ràng, và nói với ta những lời mặc khải cho vị ngôn sứ: “ Hãy đến ăn bánh, uống rượu ta đã dọn sẵn” (Cn 9,5). Thánh Maximiliên Kolbe đã lưu ý đến đoạn văn này khi người đề nghị rằng tất cả các bàn thờ có Mình Thánh Chúa đều nên có tượng Đức Mẹ đứng phía trên, hai tay giang ra, mời gọi mọi người đến ăn Bánh Mẹ đã dọn sẵn.

Với trí tưởng tượng tốt lành, thánh Gregôri thành Tours nói rằng: “Lòng Đức Mẹ Vô nhiễm là tủ và kho chứa Bánh Hằng Sống làm ra để nuôi các con cái Người” Một phụ nữ đã kêu lên với Chúa Giêsu: “ Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú”(Lc 11, 27). Đức Trinh nữ Vô nhiễm đã cưu mang Chúa Giêsu trong lòng Người khi thân xác Chúa được thành hình bởi máu thịt của Mẹ. Do đó, mỗi lần ta đến rước Thánh Thể, là khi nhớ lại cách ngọt ngào rằng: Chúa Giêsu Thánh Thể là Bánh hằng sống được Đức Mẹ làm ra bằng bột của thịt Vô nhiễm Người, trộn lẫn với sữa đồng trinh của Người, Mẹ làm Bánh đó cho ta là các con cái Mẹ. Và ta thể hiện tình huynh đệ với nhau cách đầy đặn hơn khi ta cùng được chia sẻ Bánh thơm ngon của Mẹ chúng ta. 

 

<tiểu mục <trang nhà

 

 
     

Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ
1900 Grand Ave - Carthage, MO 64836
Phone: ( 417) 358-7787 Fax: (417) 358-9508
cmc@dongcong.net (văn phòng CD) - web@dongcong.net (webmaster)