dongcong.net
 
   
 
 
 
   

 

 
Hỏi & Đáp
 
 
L.m. Francis Lương Minh Tri,CMC Phụ Trách
 
<<<    

64. Con Không Biết Câu Trả Lời

Dear Father, I have a friend who is a devout Muslim and very critical of the Catholic religion. He sometimes asked me questions regarding the Catholic faith, and most of the times I answered him to the best of my knowledge. But most recently, he asked me this question that I don't know how to answer.

I feel very bad for having such limited knowledge to defend my Catholic faith. My friend kept asking me why am I Catholic and I didn't answer because I was born into a Catholic family. I really did not know how to answer. I felt so ashamed, so I said that the Catholic religion is where my faith and belief lie. He ridiculed me, saying that what kind of answer is that? How can I do something or believe in something if I cannot explain myself. Thank you, father, for your help. (MP)

MP thân mến,
Tôi đã đọc được câu hỏi của MP qua mục Hỏi Để Sống Đạo trên báo Mẹ, và sau khi suy nghĩ đắn đo, tôi quyết định sẽ chia sẻ với MP những ý nghĩ chân thành nhất của tôi về vấn đề tại sao tôi lại là người Công Giáo. Chân thành cảm ơn cha Lương Minh Tri đã cho chúng con cơ hội này.

Trước hết, cũng như MP, tôi đã được sinh ra trong một gia đình Công Giáo. Vì thế, suốt quãng đời thơ ấu tôi đã quen thuộc với việc đi nhà thờ, cầu nguyện, và lần hạt Mân Côi... Tuy nhiên tôi phải thú nhận rằng việc "thực hành" đạo thuở còn nhỏ của tôi hoàn toàn tùy thuộc vào sự chỉ bảo và đốc thúc của cha mẹ. Tôi chỉ làm vì vâng lời chứ không hề có một ý chí nào quyết liệt. Tôi còn nhớ thuở lên mười hai mười ba, mỗi sáng "bị" ba hay má gọi dậy đi lễ là tôi dậy một cách khó khăn và miễn cưỡng. Nhiều lúc chỉ ước sao ông bà cụ quên không gọi mình dậy để còn được tiếp tục ngủ cho đã mắt.

Khi bắt đầu có một chút trí khôn, tôi cũng bắt đầu ý thức được sự hiện diện của những tôn giáo khác bên cạnh đạo Công Giáo, và trong tôi bắt đầu nảy sinh những câu hỏi về niềm tin của mình. Một điều lạ lùng là mỗi khi tôi có một nghi vấn nào đó trong đầu, chưa biết hỏi ai thì câu trả lời tự động tìm đến bằng nhiều cách, có thể là qua một bài giảng trong thánh lễ, một đoạn viết nào đó trong sách hạnh các thánh, hay đặt biệt hơn cả là qua Phúc Âm. Cứ thế, đức tin của tôi từ từ lớn lên, cho đến khi trưởng thành, lập gia đình, thì tôi hiểu rằng mặc dù cha mẹ tôi là người đã cho tôi cơ hội để trở thành người Công Giáo, chính tôi đã quyết định sống niềm tin của một người Công Giáo, vì nơi đây tôi đã tìm ra ý nghĩa của cuộc sống con người.

MP thân mến, tôi có thể nói với MP cả ngày về niềm tin Công Giáo của tôi, nhưng trong phạm vi bé nhỏ của bài báo, tôi chỉ muốn đề cập đến điều mà tôi cảm thấy quan trọng nhất cho niềm tin của mình, đó chính là sự bình an trong tâm hồn mà tôi cảm nhận được qua Lời Chúa, qua sự hiện diện của Ngài trong Phép Thánh Thể, và sự hiện diện của Mẹ Ngài trong Giáo hội.

Qua Phúc Âm, tôi hiểu rằng Thiên Chúa đã thương chúng ta một cách vô điều kiện, và Ngôi Hai Thiên Chúa đã cứu chuộc cả loài người từ khi chúng ta còn là tội nhân. Vì vậy tôi không cần phải là một thánh nhân để trở thành Kitô hữu, mà chỉ cần nhận biết thân phận tội lỗi của mình, và trông cậy vào lòng thương xót Chúa để được cứu rỗi. Khi hiểu được như vậy, tôi không còn buồn chán hay thất vọng mỗi khi thấy mình yếu đuối sa ngã, nhưng trái lại, bí tích hòa giải là nơi tôi tìm đến để được thứ tha và lấy lại bình an cho tâm hồn. Cũng vậy, khi tâm hồn dấy lên những cuộn sóng ghen tương, bất bình, khi thấy mình thua kém thiên hạ hay bị đối xử một cách bất công, tôi liền nhớ đến dụ ngôn người đầy tớ bất lương, và hiểu rằng mặc dù mình đã được giao cho một số vốn liếng rất nhỏ so với những người khác, mình vẫn có bổn phận phải giữ lòng vui vẻ và cố gắng hết sức để làm sinh lời gấp ba gấp bốn lần, để đến khi ra trước tòa Chúa sẽ được Ngài khen thưởng và đoái thương. Ngược lại, nếu tôi cũng như người đầy tớ bất lương, đem chôn vùi số vốn liếng khiêm nhường của mình, và dùng thì giờ vào việc kêu ca than vãn, chắc chắn ngày ra trước tòa Chúa sẽ là một ngày kinh hoàng khủng khiếp cho tôi. Nói tóm lại, nếu không có Lời Chúa thì chắc chắn cuộc sống của tôi sẽ là một cuộc sống buồn tẻ, vô vọng, và không có ý nghĩa.

Kế đến, sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể đã là một điều không thể thiếu trong niềm tin Công giáo. Mỗi lần được rước Chúa vào lòng, tôi lại cảm thấy như được tăng thêm sức mạnh và có thêm sức sống mới, như cành nho nối liền vơi Cây Nho để được truyền cho sự sống. Nhiều khi tôi tự hỏi, nếu Chúa đã không thiết lập Bí Tích Thánh Thể thì làm sao chúng ta có thể cảm nhận được sự hiện diện đích thực của Ngài trong Giáo Hội và trong mỗi người chúng ta? Cảm tạ Chúa đã ban cho chúng ta món quà vô giá này, vì nhờ vậy mà chúng ta được liên kết với Ngài một cách trung thực, và tin tưởng rằng Ngài sẽ ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.

Ngoài ra, sự hiện diện rất dịu dàng và nhân ái của Mẹ Chúa Giêsu trong Giáo hội, đã như một bóng mát bên đường cho chúng ta trong cuộc hành trình về quê Trời. Nơi Đức Nữ Đồng trinh Maria, tôi đã học được biết bao điều tốt lành không thể tìm kiếm được trong những sách học làm người của thế gian. Khi đọc và suy ngắm các Mầu nhiệm Mân Côi, những tư tưởng kiêu căng, ích kỷ, hiềm khích trong tôi như từ từ tan biến hết trước các nhân đức chói lòa của Mẹ, mà nổi bật nhất là đức khiêm nhường, khiết tịnh, vâng lời, và khó nghèo. Tôi thường tâm niệm rằng, nếu chúng ta chối từ việc sùng kính Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và Mẹ của chúng ta trong Giáo hội, thì chẳng những chúng ta đã chối từ sự mặc khải của Chúa Giêsu trên thánh giá với Thánh Gioan Tông Đồ, mà còn bỏ lỡ cơ hội quý giá để học các nhân đức phi thường của người nữa.

Nói tóm lại, đức tin Công Giáo của chúng ta thật tuyệt vời và phong phú. Khi tự xưng là Công Giáo, chúng ta đã gián tiếp nói cho mọi người biết rằng chúng ta là những người có Niềm Tin (Faith), Tình Thương (Love), và niềm Hy Vọng (Hope). Vâng, chúng ta tin Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chúa, đã đến thế gian, chia sẻ cuộc sống làm người với chúng ta, và đã vì yêu mà hiến dâng mạng sống mình cho nhân loại. Tin vào Ngài, chúng ta cũng phải tin vào sự yêu thương, bởi vì chỉ những kẻ biết yêu thương mới là môn đệ của Ngài. Sau cùng, Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta niềm hy vọng vào cuộc sống vĩnh cửu trên Thiên Đàng, nơi mà chúng ta sẽ được gặp lại Ngài, face to face, trong niềm vui vô tận.

Vì vậy, MP thân mến, nếu có ai hỏi tại sao tôi là người Công Giáo, tôi sẽ hãnh diện trả lời rằng, tôi là người Công giáo vì đạo Công giáo là đạo thật, duy nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền; và cũng chính nơi đây, tôi đã được gặp Con Thiên Chúa và đón nhận tình thương yêu vô điều kiện của Ngài.

(*Bài góp ý về mục "Hỏi Để Sống Đạo" trong báo Trái Tim Đức Mẹ số tháng 6, 2002)

Thanh-Thanh rất ham đọc mục "Hỏi Để Sống Đạo" trong Báo Trái Tim Đức Mẹ số tháng 6, 2002 vừa qua, Cha hướng dẫn mục này, có cho độc giả góp ý về câu hỏi người ngoài công giáo hay hỏi về Đạo Công giáo.

Theo Thanh-Thanh thì đây là vấn đề quan trọng, nếu không muốn nói là rất quan trọng. Không phải sang bên Hoa Kỳ, nhưng ngay tại Việt Nam, có những người ngoài Công giáo hay hỏi người Công giáo về Đạo Chúa. Có những người hỏi để tìm hiểu hay tò mò muốn biết, nhưng có những người thuộc một số giáo phái khác được sai đi để "chất vấn" và bài bác một số vấn đề giáo lý của Đạo Chúa. Những người này, khi tôi còn ở Việt Nam, thấy họ hay đến thăm các bệnh nhân ở nhà thương và nếu gặp một người Công giáo họ thường dùng thăm viếng để bài bác Đạo Chúa. Tại Hoa Kỳ, họ thường đến thăm các gia đình, hoặc các bệnh nhân ở nhà thương, và ngay ở sở làm họ cũng tìm dịp để hỏi các người Công giáo một số vấn đề, sau đó thăm dò thấy người nào có vẻ "yếu đức tin" họ sẽ nói về giáo phái của họ và chinh phục theo họ, và trong thực tế đã có những người bỏ đạo của mình để theo họ vì tưởng đạo của mình sai không theo đúng Thánh Kinh.

Theo kinh nghiệm của Thanh-Thanh thì những người thuộc các giáo phái sau đây hay đặt vấn đề với người Công giáo: Giáo phái "Mormon", giáo phái "Chứng Nhân Giêhova", "Hồi Giáo"...

Các câu hỏi họ nêu ra thường là:

-Tại sao anh/chị... theo đạo Công giáo?

-Tại sao ngay phần đầu Kinh Thánh Thiên Chúa đã cấm "tạc các tượng ảnh""thờ cúng các ảnh tượng" thế mà người Công giáo lại trưng bày bao nhiêu là các thứ ảnh tượng tại tư gia và nhà thờ...?

-Trong Kinh Thánh Chúa nói rõ "người đàn ông ở một mình không tốt", tại sao các Linh mục lại sống độc thân?

-Trong Kinh Thánh có nói rõ là "Chúa Giêsu và anh em của Ngài" hoặc "có Mẹ và anh em của Thày ông tìm Thày"... Vậy tại sao đạo Công giáo lại tin Đức Mẹ đồng trinh và chỉ "sinh" một mình Chúa Giêsu...?

-Rồi vấn đề "chuyền máu" là vi phạm nặng nề luật Chúa v.v....

Và một số câu hỏi khác. Có khi họ dùng tiếng Anh; nhưng cũng có một số người khi đến thăm nhà, hay bệnh viện... nói tiếng Việt Nam khá rành mạch.

Ở đây Thanh-Thanh không dám nói đến việc giải thích các vấn đề giáo lý lớn lao trên đây, điều đó thuộc về quý Cha. Thanh-Thanh chỉ xin chia sẻ một vài kinh nghiệm.

Trước hết, lúc mới lớn lên, Thanh-Thanh thường được học giáo lý qua nhiều lớp khác nhau, và một điều các Cha dặn là không bao giờ nên tranh luận về giáo lý hay nói nôm na là không nên "cãi nhau" về đạo với người ngoài đạo; làm thế chỉ thêm chia rẽ hoặc thù nghịch nhau. Tuy nhiên nói như vậy, không phải là chúng ta phải im lặng hoặc đầu hàng một cách dễ dàng, hoặc nói một cách cho xong chuyện mà nên cớ để họ tấn công, hoặc tỏ ra coi thường "đức tin" của chúng ta. Một câu trả lời rất dễ dàng, nhưng không đúng và rất tai hại, đó là câu trả lời nhiều người thường nói: "tôi theo đạo mà cũng chẳng biết tạo sao!" hoặc "cha mẹ, ông bà tôi theo đạo rồi cả gia đình cứ theo như vậy!..." hoặc "tôi theo đạo đấy, nưhng cũng chẳng hiểu về đ'ao bao nhiêu!" hoặc tai hại hơn "tôi theo đạo nhưng có biết gì về đạo đâu mà hỏi tôi!..."

Những câu trả lời trên đây là "không đúng" hoặc "không đúng hẳn", bởi vì khi chúng ta lớn lên chúng ta đã được học giáo lý để xưng tội, rước lễ lần đầu; lớn lên hơn nữa, chúng ta được học giáo lý để chịu phép "Thêm Sức", rồi học giáo lý hôn nhân để lập gia đình; khi đưa con đi rửa tội chúng ta cũng được dạy giáo lý thêm để chuẩn bị dạy giáo lý cho con cái chúng ta sau này; đó là chưa kể chúng ta còn được học giáo lý khi đi học trường công giáo; khi đi lễ và nghe giảng; khi đi dự các khóa hội thảo về Kinh Thánh hay về truyền giáo; khi đi dự các khóa tĩnh tâm; hoặc đi sinh hoạt các hội đoàn...

Những câu trả lời trên lại tai hại. Vì làm cho người khác cho là chúng ta theo đạo một cách mù quáng; rồi họ đưa ra các chứng minh theo lý thuyết giáo phái của họ và làm cho đức tin của chúng ta lung lay (cũng có trường hợp đi theo giáo phái của họ luôn.) Ngoài ra còn làm cho họ coi thường giá trị nền giáo lý và tinh thần sống đạo của chúng ta.

Theo thiển ý của Thanh-Thanh thì không phải chúng ta "theo đạo" mà không biết gì về đạo để trả lời cho họ. Chúng ta có biết về đạo nhưng không đủ khả năng để trả lời đầy đủ cho họ, nhất là những vấn đề chuyên môn về Kinh Thánh. Vì thế khi gặp những trường hợp "bị tấn công" về đạo, do các anh em thuộc các giáo phái khác, Thanh-Thanh thường nói với họ: tôi rất chú ý đến các câu hỏi đó của các anh/chị; nhưng đó là những vấn đề giáo lý quan trọng không thể giải thích qua một vài câu chuyện ở sở làm (nhà thương, hay tại nhà); vả lại chúng tôi có đạo, chúng tôi cũng biết về đạo nhưng không đủ trình độ để giải thích hoặc giảng dạy rõ ràng về các điều đó; vì thế, nếu các anh/chị muốn giải thích các thắc mắc trên, tôi xin giới thiệu các anh/chị gặp các Linh mục trong họ đạo của tôi để nêu ra các thắc mắc của các anh chị, tôi tin là các Ngài có đủ khả năng để trả lời thỏa đáng... Hoặc nếu các anh/chị muốn, các anh/chị có thể tham dự các khóa giáo lý tại các nhà thờ để học hỏi và nêu ra các thắc mắc của các anh/chị... Thường khi Thanh-Thanh trả lời như vậy là họ "im lặng và rút lui" và sau này họ không nêu lên những câu hỏi để tấn công mình nữa... Tuy nhiên, đôi khi có những người, có lẽ tự ái, hoặc có nuôi "ác cảm" hoặc "mặc cảm" với đạo Công giáo nên cứ "tấn công" hoài; lúc đó Thanh-Thanh vẫn kiên nhẫn, nhưng phải lịch sự "tấn công" lại họ (tất nhiên là một cách "bất đắc dĩ" để họ đừng quấy rầy mình nữa) bằng các câu hỏi ngược lại như: Tại sao giáo phái của các bạn lại cấm chuyền máu, vì dựa vào mấy câu Kinh Thánh cựu ước mà các bạn hiểu sai ý nghĩa đích thực, làm, cho nhiều người phải chết oan uổng... Tại sao lại phải cấm tưởng niệm và nhớ đến Chúa, đến các bận tiền nhân, đến ông bà cha mẹ đã qua đời bằng cách lập bàn thờ và trưng các tượng ảnh...? Thú thật đôi khi Thanh-Thanh cũng bực mình phải nêu ra các câu hỏi về chủ trương "đa thê" "coi khinh phụ nữ và trẻ em" "cảnh sát tôn giáo" v.v... của một số các giáo phái khác khi những anh chị em đó cứ "tấn công tôn giáo" mình hoài.

Tuy nhiên, sau cùng thì Thanh-Thanh cũng đặt vấn đề với chính mình là có lẽ Chúa để họ "tấn công" mình thế để mình phải tự thẹn vì đã không chịu học thêm về giáo lý hoặc lười đi dự các khóa học hỏi về Kinh Thánh, hay đi sinh hoạt các hội đoàn và đấm ngực ăn năn "lỗi tại tôi mọi đàng". Sau hết thì Thanh-Thanh có một vài lần gặp mấy anh em bên "Tin Lành" (có thiện cảm với mình) góp ý một cách xây dựng là trong các "Cáo phó" hoặc "Phân ưu" của người công giáo cứ nói một cách trái ngược làm sao đó : như "vô cùng đau đớn báo tin (vị nọ vị kia) đã được Chúa thương gọi về lúc..." Hoặc "Thành thực phân ưu với gia đình... (có vị nọ vị kia) là cha mẹ... đã "được Chúa gọi về" hoặc "đã an nghỉ trong Chúa"... Rồi một vài ông bà bên công giáo cứ nói rất bình thường là "Chúa bắt tội" cháu bị bệnh nặng, bị tai nạn... hoặc cha (mẹ, chồng, vợ) Chúa bắt tội phải ốm đau bệnh tật hoài...

Đó là một vài điều Thanh-Thanh chia sẽ với quý vị và các bạn để chúng ta thử suy nghĩ xem sao và cũng để đáp lại lời mời gọi của Cha phụ trách mục "Hỏi Để Sống Đạo" là mục Thanh-Thanh thường đọc đầu tiên khi báo Mẹ gửi đến. Đọc với sự thích thú và tìm hiểu.  (Thanh-Thanh)

65. Tôi Hãnh Diện Tôi Là Người Công Giáo

Dear Father, I am writing to you in response to the question posted in báo Trái Tim Đức Mẹ số 294, "why are you a Catholic?" I am a Catholic because God has chosen me to be one and also it is because I choose to be one like numerous other Catholics. I was born into a Catholic Family. As a result, some people might correlate my being Catholic to my family's religion. However, I assure you that I am a Catholic not because I must obediently follow my parents' religion; rather, I am a Catholic because I believe in God: the Father, the Son, and the Holy Spirit. I believe in the Virgin Mary, who bore the savior of this sinful world. I feel lucky to have been born into a Catholic family, because through my family, I got introduced to the Catholic religion. Being a Catholic is the greatest gift that God has bestowed upon me and I am truly thankful for that gift. To be honest, it took me quite a while to realize how important God is in my life. When I was younger, I had a tendency to go to church because my mother made me. As I grow older, I have come to understand that I attend mass because Jesus reveals himself through the wine and bread that the priest offers, not because I want to please my mother. Every time I put my feet in the chapel, a feeling of peacefulness would take over me. That is when I know that God is there. He is waiting for me to talk to Him. He is there to listen to my problems. Also, He is there to share my joy and sorrow of each day. Through my 19 years of living, God has been there for me every step of my life. He is present through my loving family and caring friends. He is present in the people whom I have the opportunities to encounter daily. He is present through the beautiful nature that He has created for us. He is ALWAYS ALWAYS around me. I am a Catholic because God has called upon me and I have answered him with a simple "yes". I am a Catholic because God has sent my parents and give them the message: "Let your child learn about Catholicism". I am truly grateful that my parents have introduced me to Catholicism. Otherwise, I would be missing out so much. Thank you, Father, for reading my long, long letter. God bless you always. Sincerely yours, Proud to be a Catholic. (Một độc giả ở Pennsylvania)  

Độc giả thân mến,
Xin cám ơn một độc giả ở Pensylvania và bạn Proud to be Catholic.  Độc giả có thấy như vậy không?

66. Có Bao Nhiêu Vị Thánh Mang Tên Rosa

Con xin hỏi có tất cả bao nhiêu vị Thánh mang tên Rosa và nếu có thể được xin gửi cho con tiểu sử sơ lược của mỗi vị Thánh. Con xin cảm ơn.  (Bình Minh Hố Nai)  

Bình Minh thân mến,
Có chừng mươi vị thánh quen kính mang tên Rosa.  Chắc chắn còn nhiều vị mang tên Rosa nhưng chúng ta chưa tôn kính đủ nên Giáo Hội cũng chưa phong nữa.  Trong các vị mang tên Rosa, có lẽ thánh Rosa thành Lima là nổi tiếng nhất.

-Rosa thành phố Lima của nước Peru, Nam Mỹ (1586-1617) sinh trong gia đình Gaspard de Flores quí tộc nhưng nghèo.  Tên thánh rửa tội là Isabella nhưng mặt em tròn và luôn hồng nên má em gọi là Rosa (Hoa Hồng).  Về sau, em thêm tên Đức Mẹ vào nữa thành "Hoa Hồng của Đức Mẹ".  Cuộc đời trôi chảy êm đềm.  Rosa tận tụy giúp cha mẹ trong việc nhà cũng nghề may mặc. Chúa, Đức Mẹ và thánh Catarina Sienna cũng như thiên thần hiện ra chuyện trò với cô nhiều lần.  Rosa không thích kéo chú ý của người khác.  Việc ăn chay hãm mình làm cô ốm yếu.  Khi chiến thuyền của Hoà Lan tiến vào Lima, cô lo sợ những thủy thủ lạc giáo làm ô uế nơi thánh, cô chạy đến trước nhà tạm của nhà thờ gần bên như bảo vệ nơi thánh.  Nhưng may mắn, chiến thuyền bỏ đi, không chiếm Lima.  Cô bị toà án Inquisitio tra hỏi nhưng tòa phải nhìn nhận sự chân thành và giáo lý lành mạnh của cô. Vì yêu Chúa Kitô khổ giá, cô hãm mình nhiệm nhặt.  Chúa còn để cho cô bị bệnh tật dài dẵng và bị ma quỉ hành hạ suốt 15 năm.. Lễ kính trước đây vào 30 tháng 8 bây giờ vào ngày 23-08.

-Rosa là bổn mạng thành phố Palermo.  Thành phố biết ơn thánh nữ đã cứu chữa khỏi cơn dịch năm 1625 và nhiều lần cứu chữa khác sau đó.  Tương truyền rằng Rosa sinh năm 1130 trong triều Roger II, chúa đảo Sicilia và cha mẹ ngài là dòng dõi của Charlemagne đại đế.  Vì rất đẹp xinh mà ở giữa triều đình, rất nguy hiểm cho linh hồn nên năm Rosa 14 tuổi, Đức Mẹ hiện ra giục Rosa nên lánh bỏ nơi đô hội như triều đình này.  Giữa đêm, Rosa thu đồ và bỏ lâu đài của cha.  Hai thiên thần hiện ra như hộ tống dẫn Rosa qua đỉnh núi Quisquita; hai vị dẫn và bỏ Rosa trước cửa một hang động cây cối che lấp phủ kín.  Rosa ở đó dăm tháng, các thiên thần lại hiện đến và báo cha mẹ cô đang tìm kiếm nên tốt hơn nên lánh đi nơi khác và dẫn Rosa lên đỉnh núi Pellergrino.  Tại đây suốt 16 năm, Rosa hãm mình khắc khổ và được nuôi dưỡng bằng bánh thánh cách lạ. Xác ngài chỉ tìm thấy vào thế kỷ 17.  Lễ kính ngày 04-9.

-Rosa nguyên là nữ tu Elizabeth tại Chelles, được phép bề trên  để sống ẩn tu và sống nhiều năm trong hốc cây sồi.  Rosa qua đời năm 1130.  Lễ kính 13-10.

-Rosa là Đan Mẫu của đan viện Carthusianô ở Celle-Robaud trong miền Provence.  Qua đời năm 1329. Lễ kính 17-01.

-Humilita lớn lên và kết hôn với Hugolotto,   9 năm sau, với  nhiều cầu nguyện và suy nghĩ cả hai nhất quyết tìm sự trọn hảo hơn nên đã dấn thân vào dòng tu.  Humilita đổi tên là Rosa.  Rosa sau làm đan mẫu dòng Benedicto tại Faenza và sau tại Firenze. Qua đời năm 1310 Lễ kính ngày 22-5.

-Rosa sinh năm 1235 tại Viterbo và là nữ tu dòng ba Phan Sinh.  Mọi sự trong đời thánh nữ đều lạ lùng.  Ngay từ ba tuổi, em đã làm người chết sống lại.  Khi 10 tuổi em đã giảng thống hối cho cả đám đông quần chúng.  Em được ban tặng ơn nói trước nhiều việc và sống bạn với chim trời đúng như tinh thần của Phanxicô.  Qua đời năm 1125.  Lễ kính  ngày 06-03.

67. Hồi Giáo và Công Giáo

Thưa cha con có câu hỏi: Hồi Giáo và Công Giáo có giống nhau không? Nếu giống thì giống ở điểm nào và nếu khác nhau thì khác ở điểm nào? (Dũng, NC)  

Dũng thân mến,
Do Thái Giáo, Công Giáo, Hồi Giáo đều thờ Một Thiên Chúa duy nhất của tổ phụ Abraham và nhìn nhận các tiên tri của Cựu Ước. Hồi giáo nhấn mạnh phải suy phục Thánh Ý Chúa.  Tên của Hồi giáo là Islam có nghĩa là suy phục ý Chúa.  Xin xem câu tiếp.

68. Lịch Sử Hồi Giáo

Thưa cha người Hồi giáo cho Đức Allah là tối cao và không có Chúa nào khác nữa. Như vậy Chúa của họ có cùng với Chúa của Do Thái và Kitô Giáo không? Họ có cùng đọc chung kinh thánh Cựu ước với Do Thái giáo, Kitô giáo không? Hay là kinh thánh và giáo luật của mỗi tôn giáo hoàn toàn khác nhau? Tiểu sử của tiên tri Mohammed như thế nào? Ông có phải là sáng lập viên đạo Hồi và đạo Hồi có trước hay sau các tôn giáo như Do Thái giáo, Kitô giáo, Hindu?

Tiên tri Mohammed có giỏi hơn các tiên tri Cựu ước như tiên tri Êlia, tiên tri Êlisê không mà sao đạo Hồi tôn vinh ông quá cao vậy? Con nghe nói có một số tín đồ hồi giáo quá khích chủ trương khủng bố giết người. Họ cho là thánh chiến tử vì đạo được lên thiên đàng. Sao người Hồi giáo giao tranh gây đổ máu giành đất và đền thờ Giêrusalem? Đích thực đền thờ ấy là của tôn giáo nào. Kinh thánh của đạo Hindu có giống đạo Hồi không? Xin chân thành cám ơn cha nhiều. (Ẩn danh)  

Ẩn danh thân mến,
Đức Allah của Hồi giáo cũng chính là Thiên Chúa Yahweh của tổ phụ Abraham.  Như vậy cả ba tôn giáo Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo cùng thờ kính một Thiên Chúa duy nhất.  Hồi giáo là tôn giáo mới nhất trong các tôn giáo lớn và tăng rất nhanh vì gia đình Hồi con cái đông đảo; một ông có mấy chục người con là chuyện thường.  Mahomet, ông tổ của Hồi giáo biết Do thái giáo và Công giáo khá trễ.  Ông sinh khoảng năm 570 tại Mecca.  Mồ côi cha mẹ, Mahomet được chú nuôi cho đi chăn dê.  Lớn hơn được chú cho theo giúp các đoàn xe đi buôn ở miền Syria và Palestine.  Ở đây, Mahomet gặp các tu sĩ Công Giáo cho ăn uống và được biết về Công Giáo. Vì quen biết đường xá, một góa phụ giầu có thuê Mahomet chạy xe đi buôn xa.  Về sau, bà lấy Mahomet làm chồng khi Mahomet 28 tuổi và bà 43 tuổi.  Mahomet rất kính trọng bà vì ông làm nên sự nghiệp nhờ bà giúp đỡ và khuyến khích.  Chỉ sau khi bà chết,  Mahomet mới cưới thêm 14 vợ nữa và 3 tì thiếp. Mục sư Jerry Vines của giáo hội Baptist đang gây nhiều sóng gió vì  dám nói, "Kitô giáo được lập do Chúa Giêsu, con của người Mẹ Đồng Trinh trong khi đó Hồi giáo được lập do Ma hồ-mét, một tên quỉ ám, mê dâm con nít, đã cưới hơn tá bà vợ mà bà vợ sau cùng là một bé gái 9 tuổi." 

Khác với Công giáo, một ông Hồi giáo có thể có tới 4 vợ một lúc và ly dị dễ dàng.  Như  Do thái giáo, Hồi giáo vẫn giữ luật cắt bì con trai (con gái thì tùy từng vùng vì sách Koran nói không rõ điểm này.)  Đa thê  là lợi điểm cho Hồi giáo để thu nhận các tín đồ ở Phi châu và Á châu.  Khác với Do Thái giáo, Hồi giáo nhận Chúa Giêsu là tiên tri và tôn kính Đức Maria Mẹ Ngài nhưng không nhận Thiên tính nơi Đức Kitô.  Rất tiếc, Mahômet biết Kitô giáo quá trễ và quá ít.  Ông không thấy mình mâu thuẫn khi nhận Chúa Giêsu là tiên tri mà không chấp nhận giáo huấn của Chúa: "Ta và Cha Ta là một".

Nhờ nghề buôn bán, Mahomet được tiếp xúc với Do thái giáo và Kitô giáo.  Ông trở nên hứng thú chuyện tôn giáo và dùng giờ rảnh rỗi để suy niệm.  Ông kể lại trong một lần suy niệm, thiên thần Gabriel đã hiện ra và suốt 20 năm đọc cho ông viết Koran, thánh kinh Hồi giáo.  Hồi giáo tin sách Koran như  Lời cuối cùng của Chúa.  Đó là một chuỗi  các nhóm cách ngôn trong 114 chương.  Văn chương  nặng hình ảnh trần tục có thể làm người Công giáo kinh ngạc.  Chẳng hạn, hỏa ngục được mô tả như nơi nóng kinh khủng, nước sôi và gió nóng (không nói đến lạnh vì Mahomet ở Ả rập không biết đến lạnh!).  Thiên đàng được tả trong sự thỏa thuê ăn uống say sưa đủ thứ rượu ngon và lạc thú xác thịt tràn trề.

Dân Mecca biết đạo mới của Mahomet liền đuổi ông khỏi thành.  Ông đến trú ở Medina năm 622.  Tại đây ông thành công trong việc chiêu mộ tín đồ.  Ông đẫn một đạo quân về chinh phục Mecca.  Ông khải hoàn vào thành và phá các tượng thần.  Chỉ trong một chục năm, ông thống nhất khối Ả Rập.  Trong thế kỷ tiếp theo, Hồi giáo chinh phục hầu cả thế giới. Kitô giáo như biến mất trên Phi châu.  Tại Âu châu, Hồi quân chiến thắng liên tiếp; trận bại đầu tiên là trận ở Tour năm 732.

Đền thờ Jerusalem hiện nay là đền thờ Hồi giáo nơi người Hồi giáo nói Mahomet đã lên trời ở đấy.  Chúng ta nhớ lại năm 70, hoàng đế Roma phái tướng Titô dẹp loạn Do thái.  Titô đã vây Jerusalem cho  chết đói rồi sau đó ông mới vào đánh phá "không để hòn đá nào chồng trên hòn đá nào".  Do Thái Giáo, Công Giáo, Hồi Giáo đều thờ Một Thiên Chúa duy nhất của tổ phụ Abraham và nhìn nhận các tiên tri của Cựu Ước.. Hồi giáo nhấn mạnh phải suy phục Thánh Ý Chúa.  Tên của Hồi giáo là Islam có nghĩa là suy phục ý Chúa.  Đền thờ Jerusalem, vua Herod mới xây lại cách đó 40 năm cũng chỉ còn một bức tường (mà ngày nay gọi là tường Than Khóc).  Người Hồi giáo đã xây trên nền đền thờ cũ của đền Jerusalem.

Kinh Thánh của Hindu khác hoàn toàn Koran của Hồi giáo.  Hindu có từ xa xưa ở Ấn độ trong khi Hồi giáo ở Ả Rập.

69. Giáo Hội Có Đổi Điều Răn Không

Thưa Cha, Cháu của con đi học giáo lý ở nhà thờ về đưa cho con "Bảy" điều răn Hội Thánh. Xin cha cho con biết có phải giáo hội đã đổi sáu điều răn thành bảy điều răn không? Nếu đã được đổi, xin cha cho con biết lý do nào mà giáo hội lại đổi? Bảy điều răn được viết như sau: 1. Thánh Hóa ngày Chúa Nhật và những ngày lễ buộc 2. Lãnh nhận các bí tích 3. Học giáo lý 4. Giữ luật giáo hội về hôn nhân 5. Nâng đỡ Giáo Hội 6. ăn chay và kiêng thịt vào những ngày Giáo Hội ấn định 7. Tham gia vào việc truyền giáo và tông đồ của Giáo Hội. (Nguyễn Niệm)  

Thưa Ông Niệm,
Ngày nay chúng ta sống quen thuộc với bộ giáo luật hơn và đôi khi tưởng chừng giáo luật có ngàn xưa rồi.  Nhưng thực ra, giáo luật mới phổ biến chung nhưng Bộ luật chính thức của Giáo Hội chỉ mới công bố năm 1917.  Kinh sáu điều răn Hội Thánh được dọn trước khi ban bố luật Giáo Hội, để giúp nhắc nhớ giáo dân những huấn lệnh quan trọng của Giáo Hội.  Sau khi có Bộ Luật rồi thì kinh sáu điều răn chỉ nhắc nhở những điều thực tế  hơn. Nên nói một cách đúng đắn  chúng ta phải đọc cả Bộ Giáo Luật thay vì kinh sáu điều răn Hội Thánh. Ngày nay, một số luật Giáo hội có thay đổi nên đọc kinh cũ xem ra không thực tế lắm!  Vì vậy, một số bản Giáo lý cho trẻ em đề nghị cho các em một ít luật thực tế hơn!  Vậy chính thức Giáo Hội chỉ công bố bản Giáo luật mới!

<tiểu mục <trang nhà

 

 
     

Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ
1900 Grand Ave - Carthage, MO 64836
Phone: ( 417) 358-7787 Fax: (417) 358-9508
cmc@dongcong.net (văn phòng CD) - web@dongcong.net (webmaster)