CN Lễ Mình Máu Chúa Năm A
 
 


Mình Máu Chúa sẽ nối kết chúng ta

Giáo Hội Viêt Nam là một giáo hội trẻ trung, nhiệt thành và sống động. Đạo Công Giáo mới phát nhập vào đất nước này tử năm 1533, trải qua 300 năm cấm đạo trong đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và đảng Văn Thân. Mới được hơn 200 năm phát triển mà đạo Chúa đã tràn lan khắp đất nước. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ nhị đã tôn phong 117 vị anh hùnh trong số 300 ngàn vị tử đạo lên hàng hiển thánh. Ngài cũng đã thành lập một hàng Giám Mục với khoảng 30 Giám Mục bản xứ, 25 Giáo Phận, trên 2 triệu giáo dân và có Hai Đức Hồng Y cai quản.

Các Giáo xứ tuy nghèo nàn, nhưng rất là nhiệt thành sống đạo. Ngay cả những người sống trong chế độ cộng sản vô thần, cấm cách đủ thứ, thế mà từ giáo xứ đến giáo dân vẫn một lòng trung kiên với thư thách. Có một giáo xứ nọ thuộc miền quê, nhà thờ 5 gian lợp lá, tường bằng vách đất. Họ đã tạo nên một dàn chuông bằng 3 cái vành bánh xe hơi bằng sắt han dỉ, treo ngay mấy gốc cây bên cạnh nhà thờ. Nó không phải là tiếng chuông hay nhất trần gian, nhưng nó là tiếng kẻng inh tai để kêu gọi người giáo hữu đi phụng sự Chúa mỗi buổi chiều trong ngày. Chỉ vài phút sau là cả trăm người kéo nhau tụ họp lại để đọc kinh, chầu Chúa, dâng thánh lễ ...... làm việc thờ phượng Chúa. Đó mới là một xứ đạo, một dấu chỉ của đức tin đang phát triển tại Việt Nam.

Ơn kêu gọi tu sĩ, Linh Mục của họ cũng không phải là thiếu. Tại chủng viện Ninh Cường cũng có trên 300 chủng sinh trẻ tuổi đang theo đuổi học tập. Tôi đi dự buổi chầu lượt tại một giáo xứ. Giáo dân khắp vùng lân cận đều đi bộ đến từ sáng sớm. Nhà thờ đặt Mình Thánh Chúa chầu theo phiên (2 giờ) một giáo xứ, giáo dân thì xếp hàng một dẫy dài để xưng tội. Có người đưa được cơm nắm đi mà ăn, nếu cùng lắm là “bắt phèo” cho đến xong phiên chầu lượt. Phiên rước Mình Thánh Chúa qua các trạm vào buổi chiều thì đông đảo một dẫy các thầy chủng sinh áo chùng thâm , áo “chếp ly” tươm tất, chứng tỏ họ rất nhiệt thành với việc biểu dương sống đạo.

Chúng ta suy nghĩ về trường hợp của mọi người tham dự, ngày ngày họ không thiếu cơm bánh ở nhà nhưng họ thiếu tinh thần Chúa mà phải đi dự đọc kinh, cầu nguyện, thánh lễ. Cũng vậy, ngày chầu lượt không phải là phút vui chơi, nhưng là biểu dương tinh thần sống đạo, biểu dương một đức tin. Thánh Phaolô viết: “Cùng một tấm bánh, một chén rượu mà chúng ta thông phần với Chúa Kitô.” Tất cả chúng ta khi thông hiệp với Chúa Kitô trong sự uống cùng một chén, ăn cùng một tấm bánh là chúng ta muốn trở nên một với Chúa Kitô “Ai ăn mình và uống máu Ta thì Ta ở trong kẻ ấy” (Gn. 6:56). Vậy bí tích Mình Máu Chúa sẽ nối kết chúng ta trong một Thiên Chúa hằng sống để được sống đời đời với Ngài (Gn. 6:54).

Mình Máu Thánh Chúa Kitô mời gọi chúng ta tự vấn xem việc chúng ta rước lễ có ý nghĩa gì không? Chung ta còn tôn trọng việc ấy nhiều như khi chúng ta rước lễ lần đầu không? Hãy cố gắng suy niệm Mình Máu Chúa mỗi ngày, mỗi lần rước lễ.

Lạy Chúa, chỉ một mình Chúa giầu lòng yêu thương mới có thể ban cho chúng con món quà khôn sánh như thế. (29.5.2005).

Lm. Thu Băng, CMC

 

 

 
     

Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ
1900 Grand Ave - Carthage, MO 64836
Phone: ( 417) 358-7787 Fax: (417) 358-9508
cmc@dongcong.net (văn phòng CD) - web@dongcong.net (webmaster)