SUY NIỆM CỦA LM JUDE SICILIANO OP

NĂM B

CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN, NĂM B

CHÚA NHẬT V TN (B-2021)
Gióp 7:1-4, 6-7; T.vịnh 146; 1Côrintô 9: 16-19, 22-23 Máccô 1: 29-39

Bài trích trong sách Gióp nói ngược lại với lời người ta thường nói: "kiên nhẫn như ông Gióp" Chúng ta thường dùng để tả một người đã chịu đựng đau khổ rất lâu. Thật ra ông Gióp không có kiên nhẫn gì cả. Sự khôn ngoan thường tình của thời đó có thể coi đau khổ như là sự trừng phạt của Thiên Chúa do những điều bản thân đã làm sai. Tuy vậy, ông Gióp cảm thấy ông chẳng làm điều gì sai để phải chịu đau khổ như thế. Ông không chấp nhận một cách dễ dàng hoàn cảnh éo le của cuộc sống. Ông mạnh dạng nói lớn tiếng và rất hùng hồn trong lời ta thán. Lời cầu nguyện tha thiết của ông đã làm chúng ta cảm thấy nhẹ lòng và khuyền khích những người trong chúng ta đang cảm thấy là cuộc sống quá nặng nề, nhất là qua những năm tháng kéo dài của cơn đại dịch covid cũng hãy cầu nguyện tương tự như là "cách thưa vâng cùng Thiên Chúa". Họ cảm thấy Thiên Chúa như là cội nguồn của sự đau khổ, cho dù họ đã sống một đời sống tốt lành và xứng đáng được điều tốt hơn, nhưng Thiên Chúa không làm gì cả trong khi họ gặp đau khổ. Đáng lẻ hãy "la lớn với Thiên Chúa" họ im lặng. Nhưng, thái độ kính trọng trong im lặng ẩn chứa nhiều ức chế, và có thể gây nên sự lạnh nhạt trong liên hệ giữa họ với Thiên Chúa. Có nhiều chứng nhân trong Kinh Thánh Do thái, nhất là trong các Thánh Vịnh khuyến khích chúng ta có một thái độ trung thật với cảm xúc của mình. Lời than thở vói Thiên Chúa hãy gạt qua thái độ giả dối và hình thức. Hãy "nói lời thật lòng" để bày tỏ cảm xúc thật với Đấng có quyền năng thay đổi mọi sự, nhưng dường như Ngài không để ý hoặc bất lực.

Chắc chắn có những lúc trong đời sống chúng ta, đôi khi cuộc sống dường như không kiểm soát được, như thể có ai đó với ý định xấu đang dựng nên một vở kịch. Chúng ta tự hỏi "Ai phụ trách ở đây?" Chúng ta suy luận rằng những tệ nạn hay những khó khăn mà chúng ta đang trải qua không thế nào xuất phát từ Đấng đã tạo dựng nên chúng ta. Ông Gióp bày tỏ cảm giác như là ông đã bị phạt nặng nề khi ông cảm thấy mình như là người "làm thuê", cho một người chủ khắc nghiệt. Những ngày làm việc của ông như bị đang bị "hành hạ", ông nói ông là một nô lệ đang làm việc dưới cái nắng gay gắt của mặt trời "khao khát tìm được bóng mát". Điều đáng lo là ông Gióp không bị trừng phạt do những gì ông đã làm sai trái. Nếu như ông ta, chúng ta có cảm thấy yếu đuối khi đọc lời này, chúng ta sẽ cảm thấy ít đau lòng về hoàn cảnh tương tự. Nếu hoàn cảnh đó đã xảy ra một cách mãnh liệt cho một số người vô tội, thì ai có thể tránh khỏi được một điều như thế? Nghe lời ông Gióp có thể khiến chúng ta cảm thấy là chúng ta đang đi trên một lớp băng mỏng, và bất kỳ lúc nào chúng ta cũng có thể sụp xuống và bị dìm vào nước lạnh ở dưới.

Ngay cả khi sống một đời sống tốt đẹp dường như không giúp được chúng ta tránh khỏi những hành vi thiếu trung thành trong đức tin với Chúa. Khi chúng ta nghe bài ông Gióp chúng ta có cảm tưởng là chúng ta muốn bịt tai lại để không nghe và muốn la lớn lên như khi chúng ta còn nhỏ không muốn nghe điều gì đó. Lẻ cố nhiên, bây giờ chúng ta đã có thái độ người lớn, sẽ khó chịu khi nghe điều gì chúng ta không thích, chúng ta sẽ thay đổi chủ đề như khi nói về chuyện ly hôn của người bạn thân hay một căn bệnh hiểm nghèo đang xãy đến với người cùng lứa tuổi với chúng ta. Chúng ta tránh không nghĩ đến hiệu quả tương lai của những việc chúng ta đang làm. Chúng ta thay đổi kênh truyền hình khi thấy nét mặt những trẻ vô tội bị bỏ đói, hay những nạn nhân chiến tranh than khóc.

Chúng ta đừng lo lắng, hãy nói đến tuổi trẻ, về vẻ đẹp của vóc dáng thể thao, và những tiến triển mới về công nghệ. Nhưng, thật khó để loại bỏ những lời của ông Gióp trong khi chúng ta nghe những bài đọc trong phụng vụ hôm nay. Có thể có một ngày nào đó, một vài người trong chúng ta có thể gặp phải, cho dù đời sống chúng ta có thành đạt, hay tốt đẹp. "Tôi đã gặp những ngày tháng đau khổ" nghe như lời của khu cách ly của bệnh viện. Liệu nơi này đã cách ly những người thân nhân hay vợ chồng đang đau buồn để có thể nói "như đêm tối đau khổ đã ra khỏi tôi".

Tôi đã thấy được ơn thánh sủng trong đọan văn này, đoạn này đã kết thúc một cách thật thê thảm! "Tôi sẽ không thấy hạnh phúc nũa" Có thể nghe còn đau đớn hơn lời của ông Gióp là người đã từng gìàu sang và bây giờ đang bị lâm vào cảnh khốn cùng đã thức tỉnh và khuyến khich cho tôi chú ý vào Thiên Chúa, và không tin tưởng vẽ bề ngoài của cuộc sồng nó có thể chóng hư mất. Tôi có thể học được từ ông Gióp là khi nào cuộc sống trở nên khó khăn, tôi có thể nói lên lời than thở hướng đến Thiên Chúa và biết rằng Chúa sẽ không giết tôi!

Một lời của ông Gióp gây nên hy vọng. Ông ta thưa với Thiên Chúa và nói "xin Chúa nhớ đến đời sống của con như một cơn gió thổi". Lời nói đó xuất phát từ một người không nhận ra được cội nguồn của bản thể họ, chính họ hoàn toàn phụ thuộc vào Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng họ. Khi họ thưa cùng Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa "xin Chúa hãy nhớ Ngài làm gì khi Ngài tạo dựng nên con. Con yếu đuối và mỏng dòn, không sống miên viễn được, chỉ cần cơn gió thổi và nó biến mất. Xin Chúa hãy nhớ con chẳng là gì và không hề tồn tại nếu thiếu ý Chúa". Đó là lời hằng ngày của người có đức tin, một lời để nhắc Thiên Chúa về sự liên hệ giữa Thiên Chúa với dân Ngài. Không phải là Thiên Chúa cần phải nhắc đến - nhưng là điều con làm! Ông Gióp nói "Chúa biết con như thế nào, xin Chúa hãy làm điều gì với con". Ông ta thử thách Thiên Chúa nên nhớ loài người chỉ là cơn gió. Thật là lời can đảm!

Từ "ruah" có ý nghĩa về cơn gió. Nhưng ở đây có ý nghĩa khác. Ruah nói đến nguồn gốc sự sống bởi Thiên Chúa mà đến. Có thể ông Gióp nhắc Thiên Chúa rằng đời sống của ông nhẹ nhàng như gió thoảng thế nào (ruah); Nhưng, cùng lúc đó ông thừa nhận rằng Thiên Chúa là nguồn gốc của hơi thở (ruah) sự sống trong ông ta. Bởi thế Thiên Chúa có thể mang lại sự sống cho những con người yếu đuối mỏng dòn và duy trì nó trên họ. Chúa đã quên chăng? Tất nhiên là không và như là để “nhắc khéo” Thiên Chúa, Gióp thật sự đang tự nhắc nhở mình; việc Thiên Chúa đã tạo ra ông và muôn vật, ban cho nó sự sống và phát triễn và cũng đã ban cho ông cuộc sống và nhẹ nhàng gìn giử ông ta vượt qua sự khốn khó.

Trong bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu vừa mới ra khỏi đền thờ, nơi Ngài đã trục xuất một quỷ dử ra khỏi một người, rồi Ngài đến nhà ông Simon và ông Anrê, Người ta thưa với Ngài là bà mẹ vợ ông Simon bị sốt nặng và nằm trên giường. Hãy để ý thánh Máccô kể câu chuyện rất ngắn gọn. Người ta cho Chúa Giêsu tình cảnh của bà ta. Ngài đến bên giường bà ta "cầm lấy tay bà và giúp bà ta ngồi dậy, và cơn sốt ra khỏi bà. Bà ta liền bắt đầu phục vụ Chúa Giêsu và các người khác”. Thánh Máccô dùng phúc âm để diển tả một cách phong phú việc Chúa Giêsu chữa bệnh, mặc dù nghe như có vẻ bình thường. Chúa Giêsu “đỡ bà ngồi dậy" đây cũng là cách diễn đạt của Tân Ước thường dùng trong những câu chuyện về sự sống lại. Thánh Máccô có ý nói là người này đã được ban cho một đời sống mới, một đời sống mà chỉ có Chúa Giêsu phục sinh mới ban cho.

Đời sống mới này có nghĩa là gì? Thật ra, chúng ta được biết là khi bà được chữa lành, bà ta bắt đầu "phục vụ các người trong nhà". Có vẽ như bà ấy đang làm việc nhà, "việc của phụ nữ" Nhưng, từ mà thánh Máccô sử dụng là "diacone" là từ nói về việc "phụng vụ". Vì vậy, thánh Máccô đang ngụ ý rằng cô ấy "phục vụ" cộng đoàn và làm công việc của cộng đoàn là việc trong nhà thờ của người giúp việc trong cộng đoàn khi người ta kinh nghiệm đời sống mới bởi Chúa Giêsu, họ có thể phục vụ người khác. Các người phụ trách việc phụng vụ tốt nhất giữa chúng ta là những người làm việc với tinh thần vui vẻ hình như bởi kinh nghiệm của họ về việc Chúa Giêsu "nâng họ dậy". Thật ra, những tín hửu làm công việc của "phó tế" nói là họ nhận được nhiều hơn những gì họ đã bỏ ra. Điều đó hình như Chúa Giêsu đang cầm tay họ lên và “nâng họ dậy”, trong việc họ phục vụ cho người khác.

Không dễ gì có câu trả lời rò ràng trong đau khổ của ông Gióp. Ông ta là một người vô tội phải chịu đau khổ. Không có “lời giải” nào giải quyết cho bí ẩn của sự đau khổ. Nhưng, chúng ta nghe phúc âm hôm nay cho thấy uy quyền của Chúa Giêsu trên sự đau khổ. Chúng ta biết là không giống như câu chuyện của Gióp và sự vô tội của ông. Chúa Giêsu, đấng có thật. Ngài vô tội, đã gánh lấy tội lỗi chúng ta; Người đau khổ để chúng ta tự do. Cũng không có câu trả lời nào dễ dàng đâu. Nhưng, sự thật là trong phụng vụ chúng ta mừng hôm nay. điều gì Chúa Giêsu đã làm cho bà mẹ vợ ông Simon, Ngài sẽ làm cho chúng ta từng người một và trong cộng đoàn. Ngài đưa tay Ngài cho chúng ta nâng chúng ta ra khỏi tội lỗi và sự chết để đến một sự sống mới. Đời sống mới của Ngài cho chúng ta sức mạnh để thấy được nhu cầu của người khác và đáp lại bằng năng lực và niềm vui.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


5th SUNDAY (B)
Job 7: 1-4;6-7; Psalm 147; I Cor. 9: 16-19; 22-23; Mark 1: 29-39

The selection from Job certainly contradicts the familiar expression, "as patient as Job," we use to describe someone of long suffering. Turns out, Job is not patient at all. The popular wisdom of the time would have attributed suffering to punishment for wrongs. However, Job feels he has done nothing wrong to deserve such misery. He is not meekly accepting his lot in life, he is vocal, even eloquent, in his protest. His prayer lament loosens our tongues and encourages those of us who feel life has become too burdensome, especially through this long pandemic, to pray in a similar way. Some people don’t think this is a "proper way to speak to God." They feel God is either the source of their misery or that, though they have led good lives and deserve better, God is standing by doing nothing while they are going through distress. Rather than enter into a "shouting match" with God, they keep silent. But this kind of respectful silence harbors resentment and can create a chill in our relationship with God. There is plenty of witness in the Hebrew texts, especially in the psalms, to encourage a more honest expression of our feelings. A complaint to God puts aside false pieties, formalism and "proper etiquette," to express honest feelings to the One who has the power to change things, but seems uninterested, or even impotent.

There certainly are times in our lives when life seems out of control, as if someone with an evil intent is running the show. We ask, "Who’s in charge here?" The evils or hardships we experience can’t possibly be coming from the One who created us, we reason. Job expresses this feeling of being under a harsh sentence when he says he feels like a "hireling," someone working for a hard taskmaster. His days are a "drudgery," he is, he says, a slave working in the hot sun who "longs for the shade." What is troubling is that Job is not being punished for any wrong he has committed. If he were, we would feel less fragile as we read this, we would feel less susceptible to a similar fate. If this misery he so eloquently describes could happen to an innocent person, who would be exempt from something similar? Hearing Job might cause us to feel we are walking on thin ice and any moment we might break through and be overwhelmed by the killing waters beneath.

Even living a good life doesn’t seem to spare us from what looks like the perfidy of the gods. When we hear this Job reading we are tempted to put our hands over our ears and shout at the top of our lungs, as we did when we were kids and didn’t want to hear something. Of course now we behave in a more adult fashion when the unpleasant enters. We change the subject if the conversation is about the divorce of close friends, or a serious sickness that strikes down someone our age. We avoid thinking about the future dire consequences of our present actions. We change the channel when the faces of starving innocent children or weeping victims of war appear.

Let’s not get morose, let’s talk about youth and physical beauty, the athletic and the latest technologies. But it is hard to get Job’s words out of our heads as we hear them at this liturgy. For anyone of us might speak them someday, no matter how prosperous or successful our lives – or good. "I have been assigned months of misery," sound like words from a hospital ward. Is it the intensive care unit separated from loved ones, or the grieving spouse who might say, "troubled nights have been told off for me?"

I look for the grace in this passage; it ends so dismally! – "I shall not see happiness again." Perhaps the somber word of Job, who once prospered but is now in dire straits, is a wake up call to encourage me to keep my eyes and attention fixed on God, and not to trust in the externals of life that can be taken away overnight. I might also learn from Job that when life takes a hard turn I can express myself without inhibition to God and know that God will not strike me dead!

One word of Job’s does stir up hope. He addresses God and says, "REMEMBER that my life is like the wind...." It is spoken by person who realizes that he is not the source of his own being, that he is totally dependent on the One who created him. He is telling the Creator, "Remember what you made when you made me, I am vulnerable, impermanent and can blow away and disappear as easily as the wind. Remember I am nothing, insubstantial and need you for my very existence." It is a word of faith, a word to remind God of the bond God has with the people. Not that God needs reminding – but I do! Job is saying, "You know how I am, so do something about it!" He is challenging God to remember humans are mere wind. Bold speech indeed!

The word for wind used here is "ruah" and it has another possible reference. Ruah also refers to the life force that comes from God. Job may be reminding God how ephemeral his life is (ruah); but at the same time admitting that God is the source of the life breath (ruah) in him. So God can bring life to this frail human and sustain it. Has God forgotten? Of course not and by "reminding" God, Job is actually reminding himself; God remembers what God made and knows it cannot live unless God keeps renewing life in the creature, especially when misery had made that life burdensome.

In today’s gospel Jesus has just left the synagogue where he has driven an unclean spirit from a man and enters the house of Simon and Andrew. He is told that Simon’s mother-in-law is sick with a fever. Notice how succinctly Mark tells the story: Jesus is told about the woman’s condition, he goes over to her, "grasped her hand and helped her up and the fever left her. She immediately began to wait on them." Mark uses rich New Testament expressions to describe the cure, though it sounds ordinary on first hearing. Jesus "helped her up" – this is the same expression in the New Testament that is often used in the resurrection stories. Mark is implying that this person is being given a new life, a life that only the risen Jesus can give.

What does this new life look like? Well, we are told when she was healed the woman "began to wait on them." It sounds like she is doing household chores, "woman’s work." But the word Mark uses is "diakoneo," the word for "church work," or Christian ministry. Thus, Mark is implying that she "waits" on the community and does the work of the community. When people experience new life from Jesus, they are willing and able to serve others. What one receives one wants to share. The mother-in-law is quick in her response, her "work" isn’t taken on grudgingly. The best ministers among us do their work with a sense of joy that seems to come from their own experience of Jesus "raising them up." In fact, believers who do "deaconal" work say they get more out of what they do than they put into it. It is as if, in the midst of their ministry to others, Jesus is taking them by their hand and "raising them up."

There is no easy answer to Job’s problems. He is the innocent sufferer. There is no "solution" to the mystery of suffering. But we do hear today’s gospel showing Jesus’ power over suffering. We know that unlike the fictitious and innocent Job, Jesus is very real, the sinless one who takes on our suffering; who suffers so others can be set free. Not an easy answer either, but a truth to be engaged and celebrated in our liturgy today. What Jesus did for Simon’s mother-in-law he does for us, individually and as a community. He extends a hand to us, raising us up from sin and death to a new life. His new life gives us the power to see the needs of others and respond with energy and joy.

 

CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN, NĂM B-2018

Gióp 7:1-4, 6-7; T.vịnh 146; 1Côrintô 9: 16-19, 22-23 Máccô 1: 29-39

Sách ông Gióp có thể giúp người giảng nói về sự đau khổ trong đời sống của chúng ta. Đó là một mầu nhiệm, và không phải là một vấn đề cần phải giải quyết. Nhưng chắc chắn đó là một vấn đề cần nói đến và mọi người đều muốn nghe.

Sách ông Gióp nêu lên vấn đề đau khổ của người vô tội. Quỷ Xatan ở trong tòa Thiên Chúa Tối Cao, đã được phép làm cho ông Gióp đau khổ. Chúng ta biết câu chuyện ông Gióp mất tất cả gia đình, tài sản và cả sức khỏe vật chất. Tên ông Gióp trở thành đồng nghĩa với sự đau khổ. Hãy nhớ, ông Gióp là một người vô tội. Khi các người quen thuộc đến nói với ông ta câu trả lời tận gốc là có lẽ ông ta hay tiền bối ông ta đã phạm tội, và Thiên Chúa không phạt những người vô tội. Ông Gióp không chấp nhận ý nghĩ đó. Đoạn sách chúng ta nghe hôm nay nói là chúng ta không đau khổ, và không có câu trả lời nào giải đáp sự đau khổ cho hài lòng. Hình như với ông Gióp đời sống là một sự đau khổ được lập lại. Chúng ta hãy dừng lại đây với ý khó diễn tả về đời sống con người. Với chúng ta, những ai đau khổ, ông Gióp nói lên điều chúng ta cảm thấy, là hình như đó là thân phận người phàm. Ông Gióp nói lên lời than oán, hay theo từ ngử của Kinh Thánh là lời Ai Oán.

Người giảng có thể nói về lời kinh Ai Oán như theo truyền thống. Một người bạn của một người mất một người chị thân mến trong trường hợp quá ư dau đớn nói: "tôi cầu nguyện và than trách với Thiên Chúa đã để điều đó xãy ra cho bạn". Nhiều người không dám làm Thiên Chúa buồn vì lời than trách đó. Có thể hình như chúng ta cảm thấy muốn than thở với Thiên Chúa. Nhưng, chúng ta đã được biết như ông Gióp, là chúng ta không nên than trách, rồi vì thế chúng ta không nói được gì cả và đành lòng lãnh nhận sự đau khổ và nghĩ là mình bị ruồng bỏ mà không dám nói lên. Sự chết của những người tốt, và sự đau khổ của trẻ con vô tội là điều không xứng đáng đối với tất cả chúng ta. (Lúc này người giảng có thể kể vài thí dụ) Thí dụ riêng hay những mình quen thuộc, hay trong bản tin tức ban chiều về những người tốt lành bi đau khổ. Ngay cả những người có vẽ như bằng an, không đau khổ về thân xác, nhưng lại đau khổ trong tâm hồn. Tất cả chúng ta, ai cũng đều khóc như nhau. Chúng ta liên hệ với nhau vì thân phận người phàm, cùng chịu đau khổ lần này hay lần khác trong đời sống chúng ta.

Ông Gióp có chán nản hay than oán hay không? Lời cầu nguyện của ông ta là một lời than Ai Oán, lời than trách của một người trung thành với Thiên Chúa. Đó là lời kinh nguyện của một người đầy đức tin, vì lời kinh đó diễn tả niềm tin vào một Đấng lắng tai nghe. Lời kinh đó nói là chúng ta không sống cô đơn trong khi chúng ta kêu than từ vực thẵm. Và lời kêu than của chúng ta không phải không ai nghe đến. Trong sách này, ông Gióp không được câu trả lời đầy đủ của Thiên Chúa. Nhưng, ông ta biết là Thiên Chúa không điếc tai, và lắng nghe lời than oán của một tôi tớ đau khổ và tín nhiệm mà không chịu chấp nhận câu trả lời đơn sơ về sự đau khổ. Trong sách này, ông Gióp bạo dạn nói với Thiên Chúa. Đó là lời kinh nguyện của sự thật, lời kinh nguyện đầy dũng cảm, và đầy tín nhiệm. Đối với một số người trong chúng ta, có thể đó là lời kinh độc nhất chúng ta có thể dâng lên trong lúc này. Cấu kinh hơn là thinh lặng, hơn là quay mặt đi khỏi Thiên Chúa.

Thiên Chúa không gây nên bệnh ung thư. Ngài cũng không gây tai nạn, hay sự đau khổ của người vô tội. Trái lại, suốt phúc âm chúng ta thấy Chúa Giêsu nâng đỡ gánh nặng cho chúng ta. Chúa Giêsu chia sẻ đời sống với chúng ta, và Ngài biết đời sống chúng ta nặng nề như thế nào. Nhiều người nghĩ đau khổ là hậu quả của tội lỗi. Điều chắc là nhiều sự đau khổ là bởi tội lỗi của chúng ta. Không phải chúng ta đau khổ vì chúng ta đã phạm tội. Nhưng chắc là tội lỗi đã là cốt lỏi của nhiều sự đau khổ như: kỳ thị chủng tộc, tham lam, thèm muốn, ham danh vọng v.v... Chúng ta tự hỏi sao Thiên Chúa lại không giúp tránh bớt đau khổ trên thế giới. Nhìn vào vấn đề khó khăn này, kết quả của một điều tra của Công Giáo mà tôi được biết thì, mặc dù những người chịu đau khổ, họ vẫn tin tưởng là Thiên Chúa yêu thương họ.

Trong bài Phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu chửa lành bà mẹ vợ ông Simon, và những người khác đưa đến với Ngài khi chiều đến. Nên để ý là sau khi Chúa Giêsu chữa bà mẹ vợ ông Phêrô, bà ta đứng dậy và phục vụ khách trong nhà. Thánh Máccô có ý nói là bà ta trở thành một môn đệ của Chúa Giêsu. Và phần việc của người môn đệ là sự được chữa lành khi gặp Chúa Giêsu, và nhờ Ngài mà môn đệ phục vụ nhân danh Ngài. Chúng ta, trong giáo hội, là những người môn đệ theo Chúa Giêsu chúng ta nên hiểu nhiệm vụ của chúng ta là chữa lành. Trong phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu là dấu chỉ Thiên Chúa muốn chữa sự đau khổ. Chúng ta không phải không biết đến sự hiên diện của đau khổ, và những lúc đau đớn trong đời sống chúng ta. Thật ra, chúng ta cố gắng hết sức để thắng sự đau khổ. Nhưng, trong khi Chúa Giêsu chữa lành những đau khổ trong các câu chuyện này, Ngài không chữa hết các đau khổ trên trần gian. Hình như chúng ta cố gắng chữa lành đau khổ được chừng nào hay chừng ấy. Và chúng ta còn phải đương đầu với mầu nhiệm của sự đau khổ còn lại.

Chúng ta nhìn xuyên suốt Phúc âm thánh Máccô, chúng ta thấy Chúa Giêsu luôn luôn đi giảng dạy. Hôm nay Chúa Giêsu nói vói ông Simon "chúng ta hãy đi nơi khác..." Đường Ngài đi đưa Ngài lên Giêrusalem là nơi Ngài chia sẻ hoàn toàn thân phận đau khổ và sự chết với chúng ta. Nhưng, câu chuyện không kết thúc ở đó, và vẫn tiếp tục, sau một thời gian, đến sự Phục Sinh. Việc chữa lành cho bà mẹ vợ ông Simon có ý nghĩa đưa đến sự phục sinh vì có lời "Người cầm lấy tay bà mà đỡ đậy", và tốt hơn là nên dịch "đưa bà sống dậy". Sự chữa lành này liên hệ vói thành quả thật sự của mầu nhiệm về sự đau khổ.

Có thể chúng ta không trả lời được câu hỏi về sự đau khổ trên trần gian. Tuy vậy, cũng như Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể, chúng ta có thể có mặt với những người đau khổ là đứng bên cạnh họ, cùng chịu đau khổ với họ, và nếu có thể được chúng ta làm gì để nâng đỡ sự đau khổ của họ. Đức tin của chúng ta nơi Chúa Giêsu, Đấng mà thánh Máccô hứa là sẽ tỏ quyền năng hơn, sẽ làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần, sẽ thêm năng lực cho chúng ta trong nhiệm vụ giúp chúng ta liên kết với những người đau khổ. Trong Bí Tích Thánh Thể chúng ta mừng hôm nay, hãy nhớ là bánh được bẻ ra, nhắc chúng ta là Chúa Giêsu ở đây với sự đau khổ của chúng ta, giúp chúng ta không nên mất hy vọng.

Có thể, sự đau khổ có ý nghĩa cuối cùng là mầu nhiệm cứu rỗi, và chữa lành của sự chết của Chúa Kitô. Sự đau khổ vô tội và sự chết của Ngài cho ý nghĩa mới vào sự đau khổ của chúng ta. Sự đau khổ của Chúa Giêsu cho kẻ khác có ý nghĩa cứu rỗi và đây là một mầu nhiệm còn sâu đậm hơn. Trong đời sống của Ngài, Chúa Giêsu cũng như chúng ta, đời sống không chấp nhận đau khổ và sự chết. Dù vậy, Ngài quyết chí, và tiếp tục tín nhiệm vào Thiên Chúa qua tất cả mọi sự. Chúa Giêsu sẽ tiếp tục cầu xin Thiên Chúa, tín nhiệm và tiếp tục đi lên Giêrusalem, chỉ cho chúng ta con đường Ngài đã đi. Chúng ta cùng đồng hành, và cùng một thổn thức với Ngài.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


5th Sunday In Ordinary Time (B-2018)
Job 7: 1-4;6-7; Psalm 147; I Cor. 9: 16-19; 22-23; Mark 1: 29-39

The reading from Job gives the preacher an opportunity to discuss the mystery of suffering in our lives. It is a mystery and not a problem to be "solved," but it certainly is a subject well worth struggling with and one that will find, I think, eager hearers.

The Book of Job raises the question of innocent suffering. Satan, present in the Almighty's court, is given permission to afflict Job. We know the story of Job's loss of family, riches and his physical afflictions. His name has become synonymous with suffering. Remember, he is an innocent person. When his "comforters" come to tell him the stock answers that he, or his predecessors, must have sinned and thus God is not inflicting punishment on the innocent, Job rejects this often-thought opinion. The passage we have today states that we do suffer and that there is no satisfactory answer for this suffering. It seems, Job says, that life is a meaningless cycle of misery. Let's stop here with this harsh sounding description of life. For those of us who suffer, Job is expressing what we feel, what seems to be the human condition. He is voicing a complaint, or in biblical terms, a lament.

The preacher might reflect on this traditional prayer form – lamentation. A friend lost his beloved sister under tragic circumstances and said, "I prayed and complained to God for letting this happen." Many are afraid to "offend" God by voicing such a complaint. Maybe we feel like complaining to God, yet have been told, like Job, that we shouldn't and so we say nothing and carry our pain and feeling of rejection unvoiced . The death of good people and the suffering of innocent children is a scandal to all of us. (The preacher might list some current examples.) Whether personal examples, or those we witness on the evening news come to mind, we certainly have plenty of examples of good people suffering. Even those who seem comfortable and not suffering physical pain, still know the pain of emotional suffering. We all shed the same tears, we all are linked by our human condition of suffering at one time or another in our lives.

Is Job despairing or lamenting? His prayer is a Lamentation, a complaint of a faithful person to God. It is a prayer of great faith for it expresses belief in the One who is listening. It says that we are not alone as we cry out of the abyss, that our words do not fall on deaf ears. Job does not get a full answer from God in this book, but he does learn that God is not deaf and hears the complaint of this pained and trusting servant who will not accept simple answers about suffering. He speaks boldly to God in this book; it is a prayer of truth, a prayer of courage and a prayer of trust. For some of us it may be the only prayer we can pray at this time. It is better than silence, better than turning away from our God.

God doesn't cause cancer, accidents and the suffering of innocent people. Rather, the Gospel in its entirety, shows Jesus lightening our burdens. Jesus shares our life and knows how burdensome it can become. Many think suffering is the result of our sins. Certainly much suffering is caused by our sin. We don't suffer because we have sinned, but sin certainly is at the heart of a lot of our suffering – there is racism, greed, lust, thirst for power, etc. We wonder why God doesn't prevent the suffering in the world. Facing this imponderable, a survey of Catholics I read says that, despite the suffering they experience, they still believe in God's love for them.

In today's Gospel, Jesus is shown healing, first Peter's mother-in-law, and then those brought to him at sundown. Notice that after he cures the woman, she gets up to serve. Mark is hinting that she becomes a disciple and that the process of discipleship is first the healing encounter with Jesus that enables service in his name. We, the church, the followers of Jesus, must recognize our responsibility to stop suffering as much as we can. In today’s Gospel, Jesus is a sign of God's desire to deal with suffering. We do not deny the presence of suffering and the tragic in our lives, in fact, we do what we can to overcome it. But while Jesus deals with suffering and cures illnesses in these stories, he doesn't eliminate all pain from the world; somehow we deal with that suffering and its causes as we can, and are left with the awesome mystery of what remains.

We look at this Gospel of Mark in its entirety and notice that Jesus is constantly going somewhere. Today he says to Simon and his companions, "Let us move on...." His journey will take him to Jerusalem where he will share totally in our fate of suffering and death. But the story does not end there, it continues, after a waiting period, to the Resurrection. The Resurrection is hinted at in Jesus' cure of the mother-in-law, for the phrase "helped her up," is better translated, "raised her up" and this links this cure to the real completion of the mystery of suffering.

Maybe we can't answer the questions raised by suffering in our world. Though, like Jesus the Word made flesh, we can be there with those in grief – stand with them, suffer with them and, when possible, do what we can to alleviate their pain. Our faith in Jesus, the one whom Mark promises will be more powerful, and will baptize us with the Holy Spirit, will strengthen us in this task of solidarity with those who suffer. The Eucharist we celebrate today, remember it is broken bread, reminds us that Jesus is here with us in our pain, helping us not to lose hope.

Perhaps suffering only finds final meaning in the redemptive and healing mystery of Christ's own death. His innocent suffering and death have put new meaning on our own. His suffering for the sake of others has a redeeming aspect to it and this is an even more profound mystery! In his own life, Jesus, like us, was repelled when he was confronted by suffering and death. He is steadfast though, and continues to trust in God through it all. He will continue to pray to God, trust and walk forward to Jerusalem, showing us the path as he goes. We walk with him and he with us...we shed the same tears.

 

Sứ vụ rao giảng Tin Mừng
Lm Jude Siciliano OP 2/6/2015

Chúa Nhật V THƯỜNG NIÊN (B)
Gióp 7: 1-4;6-7; Tvịnh 146; 1Côrintô 9: 16-19; 22-23; Máccô 1: 29-39

RAO GIẢNG TIN MỪNG ĐÓ LÀ SỨ VỤ

Phải chăng nhiều người sẽ cảm thấy lạ và bối rối khi nghe đọc viên kết thúc bài trích sách Gióp: “Đó là lời Chúa”, và chúng ta đáp lại “Tạ ơn Chúa”? Quả vậy, cuối đoạn trích, Gióp ca thán tình cảnh bi đát của mình, “mắt con sẽ chẳng thấy hạnh phúc bao giờ.” Gióp thật đáng thương! – ông đã có nhiều thứ và rồi mất mọi thứ - nào là con cái, của cải, đất đai, và đầy tớ. Ông lại mang căn bệnh khủng khiếp và ngồi trên đống phân. Liệu chúng ta có muốn đáp trả bẳng lời “Tạ ơn Chúa” không? Có lẽ chúng ta cũng than vãn như ông Gióp, “Sao tôi khổ thế này!”

Những kẻ được gọi là bạn bè chẳng giúp được gì. Họ đến để “an ủi” ông và vô tình làm cho ông bị tổn thương thêm khi hối thúc ông xin Chúa tha tội. Trong cách nghĩ của họ, người tốt được Chúa “chúc lành” ở đời này với nhiều của cải, sức khỏe và con đàn cháu đống; còn tội nhân bị chúc dữ với nghèo khổ và bệnh tật. Thảm cảnh của ông Gióp gợi lên trong trí họ rằng ông bị Chúa phạt vì đã phạm tội. Ban đầu, những người bạn của ông ngồi thinh lặng bên ông suốt một tuần. “Họ ngồi xuống đất bên cạnh ông, suốt bảy ngày đêm, chẳng nói với ông một lời, vì họ thấy rằng nỗi đau khổ của ông quá lớn” (G 2,13). Đôi khi đối diện với nỗi khổ quá lớn của ai đó, tất cả những gì chúng ta có thể làm là ở bên họ trong thinh lặng. Sự thinh lặng ban đầu của những người bạn ông Gióp là một chọn lựa tốt hơn những gì họ làm sau đó.

Những người bạn của Gióp đã phạm sai lầm khi cố khuyên nhủ ông. Họ gắng thuyết phục ông rằng chắc hẳn ông đã làm điều gì đó không tốt nên mới đến nông nỗi này. Gióp nổi giận vì “liều an thần” của họ. Ngay cả vợ ông cũng hùa theo luận điệu nhạo báng của đám người khuyên nhủ ông, “Hãy nguyền rủa Thiên Chúa và chết đi cho rồi” (2,9).

Ông Gióp là hình ảnh người tốt vô tội phải chịu đau khổ. Khi kẻ xấu chịu khổ chúng ta có thể lý giải rằng họ nhận được những gì họ đã gieo; nhưng khi người vô tội phải chịu đau khổ chúng ta không thể viện ra lý do nào để lý giải cho nỗi đau của họ. Ông Gióp không thể hiểu nổi tại làm sao những chuyện ấy lại xảy đến với mình. Ông bị hoảng loạn vì những mất mát, nỗi đau thể lý lẫn tinh thần. Điều tệ hại hơn là ông không thể hiểu tại sao Thiên Chúa lại đối xử với mình như vậy. Ông trách cứ Chúa, nhưng ông không bỏ Chúa. Ông không đánh mất mối tương quan với Chúa. Quả vậy, vào đoạn cuối sách Gióp, mối tương quan của ông với Chúa trở nên sâu sắc và mạnh mẽ hơn. Giống như ông Gióp, đức tin của chúng ta cũng bị thử thách bởi những đau khổ không lý giải được. Làm sao chúng ta có thể giải thích được? Chúa ở đâu khi chúng ta đang ở tận cùng của đau khổ? Ngài bênh vực ta hay chống lại ta? Phải chăng sự đau khổ là dấu chỉ chúng ta đã làm phật lòng Chúa và vì thế bị Người phạt? Giờ đây chúng ta sẵn sàng lắng nghe bài Tin Mừng.

Đức Giêsu không chấp nhận lối nghĩ thông thường lúc bấy giờ, rằng đau khổ là hệ quả của tội lỗi hay vi phạm một điều luật tôn giáo nào đó. Sứ điệp của Đức Giêsu ngược lại hoàn toàn. Tin Mừng Máccô mô tả Đức Giêsu không ngừng loan báo triều đại Thiên Chúa qua lời nói và việc làm. Máccô thường bắt đầu trình thuật với “Ngay tức khắc…” “Ngay khi…,” “Khi ấy…” để nói lên sự liên tục trong các hoạt động của Đức Giêsu. Như thể muốn nói, Người nóng lòng loan báo Tin Mừng của nước Thiên Chúa.

Sứ vụ của Đức Giêsu sẽ dẫn Người đến cây thập giá, nhưng như ông Gióp, Người không bỏ Thiên Chúa, ngay cả khi Người bị cám dỗ và lúc đau đớn tột độ. Người sẽ tiếp tục giảng dạy nhân danh Thiên Chúa bởi vì, như Người đã nói, “Vì điều này mà Tôi đã đến thế gian”.

Đức Giêsu đến nhà ông Simon và được nghe nói người mẹ vợ của ông bị ốm. Người không nói gì, nhưng chỉ “cầm lấy tay và đỡ bà dậy”. Động từ Máccô sử dụng là “egeiren”, cũng chính là động từ dùng để mô tả sự phục sinh của Người (16, 6). Như vậy đã có một manh mối trong trình thuật này về sự sống mới Đức Giêsu ban tặng cho chúng ta. Máccô nói với chúng ta rằng người đàn bà đứng dậy và “phục vụ các ông.” Không ai yêu cầu bà phải phục vụ, ngược lại, chính bà đã có sáng kiến ấy. Đấy chính là điều mà tất cả các môn đệ cần phải làm sau khi nhận được đời sống mới trong Đức Kitô. Chúng ta hãy nhìn quanh ta để tìm cách nào có thể để phục vụ cộng đoàn – làm mục vụ. Bà mẹ vợ ông Simon là “trợ tá” (người phục việc) đầu tiên.

Khi ông Simon và những môn đệ khác được bảo rằng nếu họ muốn theo Đức Giêsu, họ phải phục vụ người khác “Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em.” (10:43-44), thì họ cưỡng lại. Mẹ vợ ông Simon dường như đã hiểu được điều này. Thế nhưng các môn đệ thì không, mãi cho đến khi Đức Giêsu sống lại và sai các ông đi vào thế giới để công bố Tin Mừng (16, 15). Trong khi đó, mẹ vợ ông Simon đã thực hiện những gì bà có thể trong khung cảnh đơn sơ ở nhà mình: bà phục vụ người khác sau khi được Đức Giêsu cho “trỗi dậy”.

Quả là một ngày bận rộn đối với Đức Giêsu: Người chữa lành mẹ vợ ông Simon, chữa nhiều kẻ bệnh tật và trừ quỷ. Người đi khỏi đấy để cầu nguyện, nhưng ông Simon và những người khác “đi theo,” hoặc “lần theo” Đức Giêsu. Động từ dùng để diễn tả hành động của họ là động từ dùng trong việc săn lùng động vật. Như vậy có một nét nghĩa mạnh mẽ và hung hăng trong động từ này. Một lối tiếp cận trình thuật Tin Mừng ngày hôm nay có lẽ là sự tương phản giữa việc làm môn đệ Chúa theo cách mẹ vợ ông Simon, đối lại với sự mãnh liệt của các môn đệ của Đức Giêsu “lần theo” Người và muốn Người quay về với đám đông náo nhiệt. Liệu các ông có hưởng được sự nổi danh và thán phục của dân chúng dành cho các ông vì các ông thuộc về nhóm người đi theo Đức Giêsu? Các ông có muốn trở lại với những đám đông tôn sùng các ông không? Đức Giêsu đã kéo các ông ra khỏi những ước mơ vinh quang của các ông, vì Người phải tiếp tục đi đến những nơi khác “để Người còn rao giảng ở đó nữa.”

Đức Giêsu phải đi ra khi trời còn tối, “trước hừng đông”, để cầu nguyện. Trong Tin Mừng Máccô, bóng tối không phải là một nơi dễ chịu hay là nơi dành cho việc chiêm niệm cầu nguyện. Phải chăng trời còn tối khi Đức Giêsu cố phân định đâu là sứ mạng thực sự của Người? Trong các trình thuật phục sinh, các người phụ nữ ra mộ Đức Giêsu “ngay sau khi mặt trời ló dạng” (16, 2). Bóng tối hiện hữu trong trần gian và nơi các môn đệ sẽ bị xua tan bởi ánh sáng phục sinh của Đức Giêsu.

Chúng ta vẫn đang ở phần đầu của Tin Mừng Máccô, nhưng chúng ta cũng thoáng thấy được những gì sắp diễn ra; triều đại Thiên Chúa sẽ nhập thể như thế nào. Chúng ta đã thấy các tầng trời mở ra (1:10); cuộc chiến đấu với Satan nơi hoang địa (1:12-13), giáo huấn về triều đại Thiên Chúa sắp đến; Chúa gọi các môn đệ đâu tiên (1, 16-20). Và chúng ta vẫn còn trong chương một! Đó là “ngày thứ nhất” của Tin Mừng.

Tại thời điểm này trong câu chuyện, “ngày thứ nhất” chúng ta đã nếm được hương vị và nắm bắt được mẫu thức của toàn bộ Tin Mừng Máccô. Trong các Chúa Nhật tới chúng ta sẽ được nghe Đức Giêsu bắt đầu dạy dỗ các môn đệ, tiếp tục giảng dạy và chữa lành trên hành trình về Giêrusalem. Câu chuyện chỉ mới bắt đầu và mỗi tuần chúng ta lại được nghe nhiều cách Đức Giêsu mang lại cho thế giới triều đại ân sủng của Thiên Chúa.

Chúng ta sẽ làm gì khi phải nếm trải sự đời, khi mà đau khổ và nghi nan ghi dấu ngày sống của mình? Liệu chúng ta có giữ vững được sự tín thác nơi Thiên Chúa như ông Gióp không? Chúng ta có nhận được niềm hy vọng và sự can đảm mà Tin Mừng mang lại không? Chúng ta đến với Thiên Chúa và đặt mình trong tay Người, luôn đứng vững nhờ niềm hy vọng ta có trong Đức Giêsu.

Chuyển ngữ: Anh Em Học Viện Đa Minh Gò Vấp

5th Sunday In Ordinary Time (B)
Job 7: 1-4;6-7; Psalm 147; I Cor. 9: 16-19; 22-23;Mark 1: 29-39

Won’t people feel strange or confused at the end of the Job reading today when the lector says, "The Word of the Lord," and we respond, "Thanks be to God?" After all, Job just bemoaned his miserable state, ending with, "I shall not see happiness again." Poor Job – he had a lot and then lost everything – his children, possessions, lands, and servants. Plus, he had a terrible disease and was sitting on a dung heap. Are we sure we want to say, "Thanks be to God?" Maybe we should join Job and lament, "Woe is me!"

His so-called friends were no help. They came to "comfort" him and wound up encouraging him to ask God’s forgiveness. In their way of thinking, good people were "blessed" in this life with wealth, health and family; sinners were punished with poverty and pain. Job’s misery suggested to them that he was being punished by God for some sin he committed. At first his companions sit in silence with him for a week, "They sat down upon the ground with him seven days and seven nights, but none of them spoke a word to him; for they saw how great was his suffering" (2:13). Sometimes, when a person’s suffering is intense, all we can do is be with them in silence. Their initial silence was a better choice than what they did next.

Job’s friends make the mistake of trying to counsel him. They attempt to convince him that he must have done something wrong to deserve such suffering. Job is infuriated by their bromides. His wife even joins the chorus of advisers with the cynical suggestion, "Curse God and die" (2:9).

Job is a figure for the good and innocent sufferer. When evil people suffer we can reason they are getting their just desserts; but when the innocent suffer we can’t come up with a reason to justify their pain. Job can find no rationale for what happened to him. He is overwhelmed by his loss, physical pain and mental anguish. What was worse was his confusion about how God seemed to be treating him. He voices his complaints to God, but he doesn’t give up on God. He won’t break his relationship with God. In fact, by the end of the book his relationship with God deepens and grows stronger. Like Job our faith is tested by unreasonable suffering. How can we justify it? Where is God when we are at our lowest points? Is God with us or against us? Is our suffering a sign that we have displeased God and are being punished? – We are ready to hear the gospel.

Jesus won’t accept the common belief of his time, that suffering was the result of sin or the infraction of a religious rule. Jesus’ message about God is quite the contrary. Mark’s gospel depicts Jesus in a rush to announce the kingdom of God through his words and actions. Frequently Mark will begin a narrative with, "Immediately...," "As soon as...," "Then..." to indicate the rapid sequence of Jesus’ actions. As if to say, he can’t wait to spread the good news of the kingdom.

Jesus’ ministry will lead him to the cross, but like Job, he will not give up on God, even in his time of temptation and agony. He will continue his preaching in God’s name because, as he says, "For this purpose, I have come."

Jesus goes to Simon’s home and is told of his sick mother-in-law. He doesn’t say anything, but simply "grasped her hand and helped her up." The verb Mark uses in "egeiren," which is a verb used for his resurrection (16:6). There is already a hint in this passage of the new life Jesus offers us. Mark tells us that the woman got up and "waited on them." She was not ordered to serve them, instead, she takes the initiative. Which is what all disciples are supposed to do after we receive new life with Christ. We look around to see how we can serve – do ministry. She is his first deacon.

When Simon and the others are told that if they want to follow Jesus they must serve others, they resist. "Anyone among you who aspires to greatness must serve the needs of all" (10:43-44). Simon’s mother-in-law seems to get it. But the disciples don’t, until after the resurrection when Jesus will send them into the world to proclaim the gospel (16:15). Meanwhile, the mother-in-law does what she can in the simple setting of her home: she is serving others after being "raised up" by Jesus.

It is a busy day for Jesus: he heals Simon’s mother-in-law, cures many sick and drives out demons. He tries to go off to pray, but Simon and the others "pursue," or "track down" Jesus. The verb used to describe their action is the one used for the hunting down of an animal. There is a strong, aggressive sense suggested in the verb. One approach to today’s passage would be the contrast between the discipleship shown by Simon’s mother-in-law, against the density of the male disciples, who "pursue" Jesus and want him to return to the excited crowds. Were they enjoying the fame and admiration they had because they were in Jesus’ band of followers? Do they want to go back to the adoring crowds? Jesus pulls them away from their dreams of glory, for he has to go on to other places, "that I may preach there also."

Jesus has to go out in the dark, "before dawn," to pray. In Mark’s gospel darkness is not a comfortable or contemplative place. Was it dark for Jesus as he continued to discern what the nature of his ministry should be? In the resurrection accounts the women will set out to Jesus’ tomb "just after sunrise" (16:2). The darkness that exists in the world and found in the disciples will be penetrated by the light of Jesus’ resurrection.

We are still in the beginning of Mark’s gospel, but we are getting glimpses into what’s coming; how the kingdom of God will take flesh in the world. Already we have seen the heavens parted (1:10); the battle with Satan in the wilderness (1:12-13); the teaching about the coming reign of God; the calling of the first disciples (1:16-20). And we are still only in chapter one! It’s "day one" of the gospel.

At this point in the story, "day one," we are already getting a glimpse of the flavor and pattern of Mark’s whole gospel. During the next Sundays we will hear how Jesus begins to form his disciples and continue to teach and heal on his way to Jerusalem. The story is just beginning and each week we will return to hear the many ways Jesus brings to the world the gracious reign of God.

What shall we do in life when the world turns on us and suffering, pain and doubt mark our days? Shall we draw on our trust in God, as Job did? Shall we receive the hope and encouragement of the gospel that Jesus brings to us? We come to God with trust and place ourselves in the hands of God, anchored by the hope we have in Jesus Christ.

 

CHÚA NHẬT 5 THƯỜNG NIÊN-2012
Gióp 7: 1-4;6-7; Tv 147; I Corintô. 9: 16-19; 22-23; Máccô 1: 29-39

Có thể người đọc sách thánh hôm nay sẽ yêu cầu các phụ huynh lấy tay bịt tai con mình lại trước khi nghe đọc bài sách Gióp. Chắc chắn đây là một bài đọc bi thảm, (“…số phận của tôi là những đêm đau khổ ê chề… mắt tôi sẽ chẳng thấy hạnh phúc bao giờ”). Những người lớn như chúng ta khi nghe đọc bài sách này liệu đến cuối bài đọc chúng ta cũng sẽ thưa như thường khi “Tạ Ơn Chúa”? Điều đó có xa lạ với chúng ta khi chúng ta nghe tin dữ?

Khi bi kịch ập xuống trên một ai đó, đôi lúc họ sẽ phải thốt lên “Tôi đã làm gì khiến Chúa phạt tôi thế này?” Đó là cách phản ứng tự nhiên và nó gắn liền với một lối phản ứng xa xưa mà con người thường tỏ ra cách này hay cách khác. Những tôn giáo trước đây từng nói “các thần linh đang phạt chúng ta”. Rồi họ đốt lên một đống lửa và hiến tế một người để các thần linh bỏ qua.

Những người nói vài câu đạo đức rởm thường chẳng giúp được gì khi đối diện với những nỗi đau quá sức chịu đựng. “Sau cơn mưa trời sẽ sáng”. “Chúa chẳng đời nào lại thử thách quá sức chịu đựng của chúng ta”.

Sách thánh hôm nay trình bày cho chúng ta nhân vật Gióp bi thảm. Ông là người rộng lượng và có một gia đình lớn. Ông dường như mất tất cả: con cái, tôi tớ và của cải. Để khiến cho tình trạng tệ hại hơn, ông còn mắc một chứng bệnh ghê tởm, và ngồi trên đống phân súc vật. Đau buồn đã khiến cho tâm hồn ông tan nát. Ai dám nói mình đau khổ hơn Gióp? Người khôn ngoan thời đó có lẽ đã cho rằng chắc hẳn ông đã làm điều gì đó rất xấu nên mới bị phạt nặng như thế. Nhưng thực ra ông có làm gì ác đâu; ông là một mẫu người vô tội nhưng phải chịu khổ. Những người bạn đến an ủi ông.

Họ nhất định cho rằng ông đã phạm tội và khuyên ông hối cải. Nhưng Gióp xác quyết sự trong sạch của ông. Ông than trách ngày ông sinh ra và chờ đợi mỏi mòn đến khi chết. Thậm chí ngay cả vợ của Gióp cũng không chấp nhận sự quả quyết của ông và thúc giục ông “hãy trách cứ Thiên Chúa và chết đi!” Thái độ phản kháng hợp lý khi không có niềm hy vọng trong những hoàn cảnh khốn cùng của chúng ta là tìm đến cái chết.

Gióp ngờ ngợ rằng tìm kiếm những lý do giải thích cho những đau khổ thực ra chẳng đưa mình tới đâu. Ông cũng không nghe theo lời đề nghị của vợ ông vì dù cho ông có phải mất mát và đau thương thì ông cũng nhất quyết không rời xa Chúa. Thế nên ông quan qua Chúa để bày tỏ những phàn nàn của mình. Đức Chúa không đáp lại để giải quyết những khốn khổ mà ông đang phải chịu, nhưng nói đến những hữu hạn của con người và uy quyền của Thiên Chúa. (“Lời Đức Chúa phán dạy”, các chương 38-41 là áng thơ uy hùng về vương quyền của Thiên Chúa)

Cũng như Gióp, chúng ta muốn có câi trả lời cho những vấn nạn quan trọng trong cuộc sống. Gióp đã nhượng bộ Thiên Chúa uy nghiêm và bí ẩn mà ông từng chiến đấu với. Mối tương quan của ông với Chúa ngày càng khắng khít và sâu đậm hơn. Nhưng sách Gióp không khép lại với câu trả lời chắc chắn cho những vấn nạn về sự khổ. Cùng với Gióp, chúng ta cũng bị bỏ lại trong mầu nhiệm và được mời gọi để tin tưởng.

Chúng ta trở lại với bài Tin mừng và thật không dễ gì tìm được câu trả lời cho những vấn nạn mà Gióp và chúng ta đặt ra. “Câu trả lời” mà chúng ta nhận được là chính Đức Giêsu. Trong Đức Giêsu, Thiên Chúa đề cập đến những khúc mắc và thiếu thốn của chúng ta. Người nhanh chóng cho chúng ta biết Thiên Chúa đã đáp lại những thiếu thốn của chúng ta trong sứ vụ của Người, bằng cách trước hết chữa lành bệnh cho bà mẹ vợ của Phêrô và những người “ốm đau, bệnh tật và trừ quỷ”.

Có những thắc mắc đối với những người thời Đức Giêsu và vì thế, trong con mắt loài người, những việc chữa lành này không khiến cho Người trở nên độc nhất. Khi Người đi cầu nguyện, Simon và những người bạn của ông “đi tìm Người”. Những môn đệ đầu tiên này có lẽ đã xem Đức Giêsu như một người tuyệt vời – có khả năng chữa mọi bệnh hoạn tật nguyền của con người. Họ cho rằng mình đã nắm được vận may, một tương lai tươi sáng với Đức Giêsu đang chờ đón họ. Họ đi tìm Đức Giêsu vì họ muốn nhiều phép lạ nữa được thực hiện ở đây. Nhưng Đức Giêsu bảo họ là phải đi đến các làng khác nữa. Họ phải bỏ lại sau lưng những niềm phấn khởi mà Đức Giêsu khơi lên nhờ việc chữa lành và sự nổi tiếng mà họ được chia sẻ với Người. Người còn nhiều việc phải làm và họ còn phải học hỏi nhiều hơn nữa.

Trong suốt Tin mừng Maccô, Đức Giêsu thường xuyên bị hiểu lầm, nhất là từ phía các môn đệ. Trong khi Người là người trị bệnh và trừ quỷ, các ông và cả chúng ta luôn thắc mắc “Những việc lạ lùng đó cho chúng ta biết gì về Người? Những việc đó nói vì về Thiên Chúa, nhất là trong những khía cạnh đau khổ và thiếu thốn?” Các môn đệ của Đức Giêsu chỉ nhận thấy một người kỳ lạ. Khi chúng ta cùng lên đường với Người qua Tin mừng Maccô, lắng nghe giáo huấn của Đức Giêsu và chứng kiến những công việc phi thường của Người, liệu chúng ta có đón nhận Thiên Chúa cứu độ mà Đức Giêsu đang tỏ bày cho chúng ta? Liệu chúng ta có còn trung thành và hy vọng nơi Thiên Chúa, dù giữa những góc khuất của cuộc đời?

Tất cả những chứng cứ chẳng là gì cho đến sau khi Đức Giêsu chết và sống lại. Nếu Người đã thực hiện những việc lạ lùng, chết và trỗi dậy, rồi về với Chúa Cha thì qua Người chúng ta có thể bước vào mầu nhiệm cuộc sống của Người như đã được tỏ lộ.

Trong Đức Giêsu và qua những phép lạ Người thực hiện chúng ta nhận ra rằng vương triều của Thiên Chúa đã tan vở trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta nhận ra trong Đức Giêsu rằng dù chúng ta không tìm được câu trả lời cho những khốn khổ mà chúng ta và thế giới này đang gánh chịu, thì những khốn khó đó cũng không phải là những hình phạt Thiên Chúa giáng trên chúng ta vì những sai trái chúng ta đã trót phạm. Đức Giêsu mặc khải cho ta biết sự quan phòng và chữa lành của Thiên Chúa luôn hiện hữu giữa chúng ta. Điều này giúp chúng ta hy vọng dù chúng ta không có được câu trả lời cho vấn đề đau khổ, chúng ta cũng chắc chắn rằng ma quỷ cuối cùng cũng sẽ thua cuộc và rằng qua Đức Giêsu, Thiên Chúa luôn ở cạnh chúng ta.

Chính Đức Giêsu cũng đã trải qua nhiều khổ cực, giống như Gióp, Người không bỏ cuộc nhưng luôn hy vọng nơi Chúa khi Người phải đối diện với lực lượng quỷ thần. Vì Đức Giêsu, chúng ta cũng hy vọng và mong chờ sự phục sinh vào cõi vĩnh hằng. Không như những lời an ủi của Gióp, Đức Giêsu bày tỏ một bản tính đích thực của Thiên Chúa cho chúng ta. Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa luôn yêu thương, Đấng không bao giờ bỏ rơi chúng ta khi chúng ta chịu đau khổ và buồn phiền.

Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp


5th Sundayin Ordinary Time (B)
Job 7: 1-4;6-7; Psalm 147; I Cor. 9: 16-19; 22-23; Mark 1: 29-39

Perhaps the Lector at Mass today should advise parents to put their hands over the ears of their children before reading the passage from Job. It certainly is a grim reading, ("… I have been assigned months of misery… I shall not see happiness again.") When we adults hear the reading will we respond at the end of it as we usually do, "Thanks be to God"? Does that seem strange to us in the light of the grim news we have just heard?

When tragedy afflicts a person sometimes their response is, "What did I do that God is punishing me so?" It’s a normal response and it ties in with an ancient reaction people have made in one way or another. Our religious predecessors might have said, "The gods are punishing us." Then they would have lighted a fire and made a human sacrifice to get the gods off their backs.

People who offer pious platitudes certainly are of no help at all in the face of overwhelming grief. "Every cloud has a silver lining." "God never gives us more than we can bear." Please!

The Bible presents us with the tragic figure of Job today. He was prosperous and had a large family. He lost just about everything: children, servants and possessions. To make things worse he developed a loathsome disease and wound up sitting on a dung heap. Sorrow has weighed down his soul. Who can say they have it worse than Job? The wisdom of the day would comment that he must have done something very bad to warrant such punishment. But he didn’t do anything terrible at all; he is the model of an innocent person who suffers.

His friends show up ("Job’s Comforters") to console him. They insist he must have sinned and invite him to repent. But Job protests his innocence. He curses the day he was born and longs for death. Even Job’s wife, who won’t accept his protestations of innocence, urges him to "Curse God and die!" Which is a logical reply, for without hope in dire circumstances we might prefer death.

Job surmises that looking for a rational reason for suffering gets us nowhere. Nor will he take his wife’s suggestion because, despite his loss and grief, he will not let go of God. He then turns to God to voice his complaint. God doesn’t respond to solve the suffering he is undergoing, but gives a majestic speech about human limitation and God’s sovereignty ("the Lord’s Speech," chapters 38-41 is an eloquent poem on God’s majesty).

Like Job we want answers to life’s important questions, especially why the innocent suffer. But no answer is given. After Job’s bitter argument and complaint to God, he surrenders to the mysterious and majestic God with whom he has been doing battle. Their relationship grows deeper and stronger. But the Book of Job does not end with a definitive answer to the questions it raises about suffering. Along with Job we are left with mystery and are called to trust.

We turn to the Gospel and find no easy answer to the questions Job and we raise. The "answer" we have received is Jesus himself. In Jesus God’s addresses our questions and our needs. He quickly begins to show us God’s response to us in his ministry, by first healing Simon Peter’s mother-in-law and those "who were ill or possessed by demons."

There were other wonder workers in Jesus’ time and so, in the people’s eyes, these healings did not make him unique. When he goes off to pray Simon and his companions "pursued him." The original language suggests hunters tracking down their prey. These first disciples must have seen Jesus as a wonder worker – a cure-all remedy for human needs. They probably thought they had latched onto a good thing, a bright future for themselves with Jesus. They go looking for Jesus because there were more miracles to be performed in the place where they were. But Jesus tells them they must go on to other villages. They must leave behind the excitement Jesus has aroused by his cures and the light of popularity they shared with him. He has more work to do and they still have much to learn.

Throughout Mark’s gospel Jesus is constantly misunderstood, especially by his own disciples. While he is a healer and can cast out evil spirits, the question for them and us is, "What do his spectacular deeds tell us about who he is? What do they tell us about God, especially in the face of our suffering and need?" Jesus’ disciples only saw a wonder-worker. As we travel with him through Mark’s gospel, listen to Jesus’ teaching and observe his mighty deeds, will we come to accept the God of salvation Jesus is revealing to us? Will we hold on and hope in this God, even in the midst of life’s shadows?

All the evidence won’t be in until after Jesus’ death and resurrection. If he just worked miraculous deeds and died we would list him among the world’s great healers. But if he performed great deeds, died and rose from the dead, then he is one with God and through him we can enter into the mystery his life has revealed.

In Jesus and through his miracles we discover that God’s reign has broken into our lives. We discover in Jesus that, though we don’t have answers to the sufferings we and our world undergo, nevertheless they aren’t punishments God has inflicted on us for some misdeeds we have committed. Jesus reveals God’s concern and healing presence to us. It gives us hope that, while we don’t have answers, we have assurance that evil will not ultimately triumph and that through Jesus God is on our side.

Jesus himself suffered greatly, but like Job, he did not give up but maintained hope in God as he faced the forces of evil. Because of Jesus we too are anchored in hope and look forward to the resurrection to eternal life. Unlike Job’s comforters Jesus has revealed the true nature of God to us. Ours is a loving God who, even in our suffering and dejections, won’t let go of us.

CN 5 Thường niên B – 8-02- 2009
Gióp 7: 1-4;6-7; Tv: 147; I Cor. 9: 16-19; 22-23; Máccô 1: 29-39
CẦU NGUYỆN, PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ HỮU HIỆU

Anh chị em thân mến,

Trong lúc đọc Phúc âm thánh Mác-cô, tôi nghĩ đến vở nhạc kịch "Jesus Christ, Superstar" (đã được dựng phim). Tôi nhớ đến những cảnh có rất nhiều tiếng hô to của đám đông dân chúng xô đẩy nhau để có thể với tới Chúa Jesus, họ kêu gào để xin Ngài thương cứu họ: "Xin ông hãy làm gì cho tôi". Đám dân chúng xem Chúa Giêsu như là một "tài tử tuyệt vời", một người có thể giúp họ ngay lúc đó. Phúc âm thánh Mác-cô khiến tôi thoáng nghĩ đến những phim thời xưa, với những tài tử nhanh lẹ hơn người thường.

 Chúa Giêsu đang dạy trong đền thờ, thì bị một người bị quỷ ám chặn Ngài. Sau khi trừ quỷ, Ngài ra khỏi đền thờ để đến nhà hai ông Simon va An-rê. Các ông đưa Ngài đến bà mẹ vợ ông Simon đang bị sốt nặng. Chúa Giêsu chữa cho bà hết bệnh, rồi Ngài lại vội vã ra đi vì trời đã xế chiều. Dân chúng lại kéo nhau đem đến cho Ngài những người đau ốm, và cả những người bị quỷ ám. Và hơn nữa, "cả thành xúm lại trước cửa". Thật là những hành vi nhanh lẹ, dân chúng vội vã ngóng trông Chúa Giêsu làm phép lạ để giúp đỡ họ. Các Tông đồ cũng tìm  Ngài. Cứ như sự mô tả của Phúc âm, họ như là những thợ săn đi tìm thú. Trong đó các ông đi tìm Chúa Giêsu và đem Ngài về lại để gặp dân chúng, và rồi các ông cũng được người ta săn lùng nữa.

 Phúc âm cho chúng ta biết là Chúa Giêsu không muốn dân chúng nghĩ Ngài chỉ là một người làm phép lạ. Để tránh đám đông dân chúng, và để tìm nơi yên tĩnh cầu nguyện, Ngài dậy sớm, đến nơi hoang vắng. Nhưng ông Simon và các ông khác đi tìm Ngài. Đọc trong Phúc âm, các ông đi tìm Chúa Giêsu như thợ săn đi tìm mồi. Các ông muốn đem Ngài về lại nhà để gặp dân chúng, và nhờ Ngài mà các ông cũng được dân chúng quan tâm sát sao.

 Trong giáo xứ chúng ta có nhiều người làm việc có lương và cũng có nhiều người làm việc tình nguyện. Phúc âm hôm nay cũng cho chúng ta thấy như vậy. Việc của chúng ta không bao giờ được ngưng nghỉ. Các chức việc cũng như phụ huynh là những người cùng nhau hợp tác liên tục. Những việc tốt họ làm hình như không bao giờ đủ. Công việc của Chúa Giêsu làm cũng vậy, có vẻ như không lúc nào ngưng nghỉ. Ngay cả những lúc Ngài vào đền thờ, thiên hạ cũng tìm đến Ngài để xin Ngài giúp đỡ.

 Sau đây là những việc Chúa Giêsu làm: Ngài thường giúp đỡ người khác ở ngoài thánh đường. Ngài thường chữa bệnh ở nhà  như chữa bà mẹ vợ thánh Phêrô. Ngài chữa bệnh trên đường đi, trên sườn đồi, và làm phép lạ ngay cả trên tàu đánh cá. Phúc âm thánh Mác-cô tường trình những việc Chúa Giêsu làm cũng giống như công việc chúng ta phải làm. Chúng ta không phải sống đời Kitô hữu bán thời gian. Hể ở đâu có việc cần là chúng ta phải làm, bất kể ngày giờ.

 Vì thế, chúng ta luôn cảm thấy phải phục vụ. Chúng ta phải ngưng việc làm thường nhật để giúp một đứa bé, hay giúp một người bạn vừa được giải phẫu, giúp một phụ nữ bị ngược đãi, đưa một người thân lớn tuổi đi bác sĩ, hay lo đám cưới cho một đứa con, giúp một đứa con khác bị người yêu bỏ rơi. Rồi chúng ta lại phải đi mua sắm thức ăn, và nấu nướng. Chúng ta phải giúp một người bà con bị mất việc. Lại còn bao nhiêu việc ở giáo xứ và ở cộng đoàn nữa...Nhân danh Chúa Giêsu, chúng ta giúp kẻ đói ăn, cho kẻ rách rưới mặc, thăm viếng người bệnh, và người trong lao tù. Chúng ta còn phải đi rao giảng Tin mừng .
 

Phúc âm thánh Mác-cô cho chúng ta thấy cần phải thận trọng như các môn đệ Chúa Giêsu. Vì thế, ngay cả các tông đồ cận kề bên Chúa Giêsu cũng không thấy rõ Ngài là ai và sứ vụ của Ngài là gì. Các ông bị mất hướng vì thấy dân chúng ngưỡng mộ Chúa Giêsu. Các ông thấy Ngài rao giảng Tin mừng cho dân chúng thì các ông lại tưởng nhờ vào đó, các ông cũng được dân chúng tán thưởng vì sống gần Ngài. Vì thế, sau đó ông Gia-cô-bê và ông Gioan mới xin được kẻ ngồi bên hữu, người ngồi bên tả Chúa. Chúa Giêsu phải nhắc cho các ông biết là các ông chỉ nghĩ đến vinh quang, họ không biết phục vụ là gì. Trong lúc danh tiếng Chúa Giêsu lan tràn khắp vùng ngày càng nhiều thì Ngài làm gì? Trong lúc đám đông ngưỡng mộ theo Ngài để xin Ngài chữa bệnh  thì dựa vào đâu mà Ngài chỉ chú trọng đến sứ vụ của Ngài?
 

Rất dễ nói về Chúa Giêsu là "Con Thiên Chúa", vì Ngài luôn biết chắc rằng Ngài phải làm gì và nói những gì. Thánh Mác-cô nhấn mạnh đến nhân tính của Ngài như trong lời kinh nguyện Thánh thể IV "Ngài giống chúng ta mọi điều, trừ tội lỗi". Khi Chúa Giêsu ra đi cầu nguyện một mình ở nơi "thanh vắng", để tránh sự ồn ào náo nhiệt của đám đông quần chúng, và tránh sự tìm kiếm danh vọng của các môn đệ, Ngài làm như vậy để chú trọng đến việc Ngài cần phải thi hành nhiệm vụ của Đấng đã sai Ngài.

 Hình như trong lúc cầu nguyện, Chúa Giêsu để Thiên Chúa làm việc cho Ngài như Ngài đã chữa cho mẹ vợ ông Simon. Ở nơi thanh vắng, Chúa Giêsu cầm mình nghĩ đến Chúa Cha nắm tay Ngài ngay cả lúc Ngài đau đớn cùng cực, ngay cả lúc Ngài chịu đau khổ nhục nhả vì bị treo trên thập giá. Chúa Giêsu tìm nơi thanh vắng để cầu nguyện, không phải là để làm việc ít lại. Thật ra, Ngài muốn làm nhiều hơn nữa như Ngài đã nói với Simon "chúng ta hãy đi nơi khác đến các thôn làng chung quanh, để thầy còn rao giảng nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó". Ngài biết chắc Ngài sẽ phải làm gì và sẽ phải đến thành Jêrusalem.

 Chúng ta không phải là những tu sĩ ẩn thân. Nhưng chúng ta cũng cần phải tìm nơi thanh vắng như Chúa Giêsu đã làm. Những Kitô hữu chúng ta đã phải làm việc nhiều, và chúng ta cần có thời giờ dành riêng cho Thiên Chúa; Tìm nơi yên tĩnh, lắng đọng tâm hồn để Ngài nói chuyện với chúng ta; để sau đó chúng ta có thể trở về với công việc hằng ngày mà chúng ta phải làm. Lối sống như thế chắc không làm chậm bớt công việc nhiều đâu. Do còn  bị cám dỗ vì không chú tâm đến mục tiêu đời chúng ta, chúng ta vẫn còn chú trọng đến sự thành công như các môn đệ Chúa Giêsu đã làm. Trên đường đời, chúng ta sẽ còn gặp những người ra đi trước chúng ta, và chúng ta sẽ còn gặp những thất bại, thất vọng. Nhưng Phúc âm hôm nay cho chúng ta biết là Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta, Ngài không làm chúng ta nhụt ý chí, dẫn đến thấy chán nản. Ngài luôn vực dậy  nhiệt huyết của chúng ta như Ngài đã chữa cho mẹ vợ ông Simon.

 Chúa Giêsu tiếp tuc đi rao giảng và Ngài không để thời gian và không gian ngăn chận Ngài lại. Ngài sẽ đến với chúng ta nơi bàn Tiệc thánh. Ngài sẽ đưa tay ra để dẫn dắt chúng ta trên đường đời cùng đi với Ngài. Mỗi khi chúng ta cần sức mạnh để phục vụ kẻ khác, Ngài sẽ giúp chúng ta. Đến dự Tiệc thánh hôm nay, giúp chúng ta đến nơi thanh vắng chung với cộng đoàn đức tin là những người mà Ngài cũng sẽ đưa tay dẫn dắt để nâng đỡ và khuyến khích. 

Lm.  Jude Siciliano, OP
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP


5th In ordinary time (B)- February 8, 2009
Job 7: 1-4;6-7; Psalm 147; I Cor. 9: 16-19; 22-23; Mark 1: 29-39
By Jude Siciliano, OP

Dear Preachers:

As I read Mark’s brief and animated gospel I am reminded of the musical, "Jesus Christ, Superstar." The play (also made into a film) had a pounding pace with frenetic scenes of excited crowds pushing in on Jesus to touch him; crying out to him with pleas for help, "Do something!" The people were desperate and they saw Jesus as the "superstar," the one who could instantly help them. This gospel also reminds me of one of those old time movies, with the characters moving in quick, jerky movements at twice the normal speed.

Jesus was just in the synagogue where his teaching was interrupted by the rants of a man possessed by an evil spirit. After he drives out the spirit, Jesus leaves the synagogue and, immediately upon entering the house of Simon and Andrew, he is taken to Simon’s mother-in-law who, we are told, "lay sick with a fever." Jesus cures her, but there isn’t much time for him to rest because at sunset people bring him "all who were ill or possessed by demons" – and more, "The whole town was gathered at the door." See what I mean, quick paced, frenetic activity caused by a desperate people who look upon Jesus as a miracle worker who can help them.

The gospel will show us that Jesus doesn’t want to be seen merely as a wonder worker. In order to get a break from all the hustle and find some quiet for prayer and reflection, he leaves very early in the morning for a deserted place. But Simon and his companions seem caught up in the frenzy, and they "pursued him." The original language is reminiscent of hunters tracking down an animal. The disciples aren’t cast in a very flattering light in Mark’s gospel. They are like hunters. They want to find Jesus and bring him back to the crowds where he, and they by association, are the center of attention.

People who do various forms of ministry, paid or volunteer, hear this gospel and say, "My life too!" Are we ever off duty? Where is the time clock? When can we punch out and have a break from the many needs we encounter each day? Parents, teachers and those in the helping fields say the same thing. The good work we want to do seems to have no end in sight; our "to do" list has a lot more we need to check off. Jesus’ ministry doesn’t seem to have any clearly drawn lines; no demarcation that sets off his personal from his ministerial lives. Indeed, the needs for help follow him even into a synagogue. That’s what it feels like for many of us too.

Here is something else that is like us: most of Jesus’ ministry is conducted outside the sanctuary and "holy places." His healings and good works take place in domestic settings: like the healing in Peter’s home, on the road, in a fishing boat, walking through a wheat field or on hillsides. Mark’s telling of the story of Jesus’ ministry sounds a lot like our own lives, with no strict lines of demarcation and few "off hours." We are not part-time Christians and the call to serve can happen at any time and place in our day.

So, we feel like we are in "full time ministry." We are conscious of a child’s needs which interrupt our schedule and plans; a friend’s recent biopsy; a neglected spouse; an aging parent needing doctor’s visits; a son’s wedding; a daughter’s breakup with her boyfriend; a shopping list and a meal to be prepared; a relative who got downsized; the tasks we need to do at our local parish and in our community, etc. We do see these and so much more, through the lens of ministry; in Christ’s name we feed the hungry, clothe the naked, visit the sick and imprisoned and preach the good news through our actions and words.

Mark’s gospel throws up cautions to disciples. He makes us aware that even the disciples closest to Jesus miss the fuller picture of who he was and what his mission would be like. They got sidetracked by Jesus’ popularity and the acclaim of the crowds. The disciples hear Jesus proclaim "good news" and they think it is a crowd-pleaser that will bring them into power along with a popular Jesus – later James and John will ask him to sit at his right and left when he comes into his "glory" (11:37). Jesus has to remind those disciples that if they aspire to greatness, they must serve the rest. What kept Jesus so focused as his reputation spread throughout the land? What gave him perspective and balance as he wove through the wildly enthusiastic crowds of people reaching out to touch him and get the healings and help they needed?

It is too easy to say that he was the "Son of God" and so he knew exactly what he must do and say all the time. Mark stresses Jesus’ humanity, as we say in the fourth Preface at Mass, he was "like us in all things but sin." When Jesus goes off to pray by himself to a "deserted place" away from the excitement of the crowds and the glory-seeking of his disciples, he seems to do so to get the focus he needs to continue doing the will of the One who sent him.

It is as if in prayer Jesus allows God to do for him what Jesus did for Simon’s mother-in-law. In the quiet places, as rare as they are for him in this gospel, Jesus would come to know again that God had a firm grasp on his hand and would never let go, even while he went through the depths of pain and humiliation at his crucifixion. Jesus’ going apart to pray doesn’t mean he will cut back and do less – not in Mark’s gospel! In fact, he has every intention of doing more as he tells Simon they must move on to other places to preach. But he is not deluded or seduced by his reputation; he knows exactly what he must do: he must go to Jerusalem.

We are not nuns or monks in cloisters. Still, we will need to find some quiet places, some mini-Sabbaths, as Jesus did. We Christians have much to do as Jesus’ followers and we need to make space to allow God to reach out to us, quiet the fevers of our minds and hearts, so that we can return to our current places of service or, hear the call to the next places we must go. The pace of our lives probably will not change dramatically; there will continue to be temptations to lose focus and lean into success; there will always be the disciples’ temptation to shun the cross and, of course, there will be many deaths along the way – of loved ones, but also of our plans and dreams. But if today’s gospel is any indication, Jesus will never let go of our hands, never stop driving out the fevers of anxiety and burn-out, never stop raising us up – what he did for Simon’s mother-in-law assures us of that.

Jesus travels well and he is no longer trapped by the limits of time and place. He comes over to us now at this Eucharistic celebration. He extends a hand to help us go further on our journey with him. He strengthens us in the area of life where we are trying to be more generous in service to others – as we also try to fulfill commitments we already have. This Eucharist is our coming aside for a while, not to a deserted place, but with a community of faith, people to whom Jesus is also extending a hand of support and encouragement.

Fr, Jude Siciliano, OP

 

*** February 6, 2021